Các đơn vị, cấp ngân sách thực hiện tiết giảm 10% chi thường xuyên 7 tháng còn lại của năm 2013. Trong ảnh: Cán bộ, công chức Sở TT&TT đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả chuyên môn.

Các đơn vị, cấp ngân sách thực hiện tiết giảm 10% chi thường xuyên 7 tháng còn lại của năm 2013. Trong ảnh: Cán bộ, công chức Sở TT&TT đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả chuyên môn.

(HBĐT) - 6 tháng 2013, mặc dù thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn có cải thiện so với cùng kỳ thế những vẫn còn nhiều khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp tới điều hành chi ngân sách địa phương.

 

UBND tỉnh đang tập trung chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 24/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính về tăng cường chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính- ngân sách năm 2013. Theo đó, thực hiện, tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên theo lĩnh vực chi của 7 tháng còn lại năm 2013, tiết kiệm 30% dự toán bố trí cho các nhiệm vụ chi hội nghị, hội thảo, sơ kết, tổng kết, tham quan, học tập; tiết kiệm tối thiểu 20% chi phí điện, nước, văn phòng phẩm tiếp khách, đi công tác; không bố trí kinh phí ngoài dự toán để mua sắm trang thiết bị, xe ôtô; tập trung nguồn lực nhằm bảo đảm cân đối nguồn ngân sách, bảo đảm chi trả kịp thời các khoản tiền lương, phụ cấp theo lương cho cán bộ, công chức, viên chức; lương hưu, trợ cấp người có công và trợ cấp đối với cán bộ xã nghỉ  việc… và các chế độ, chính sách an sinh xã hội- Phó Giám đốc Sở Tài chính Bùi Văn Đức cho biết.

 

Căn cứ vào chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính, trên cơ sở thu ngân sách địa phương, Sở Tài chính đã tham mưu cho UBND tỉnh, chỉ đạo cụ thể nhiệm vụ chi ngân sách thời gian còn lại của năm 2013. Các cấp, ngành cần chủ động xây dựng phương án điều hành nhằm bảo đảm cân đối ngân sách, ưu tiên, bảo đảm các chế độ, chính sách chi cho con người và các nhiệm vụ cấp thiết; thực hiện chính sách tiết kiệm tài chính, thắt chặt chi tiêu, cắt giảm các nhiệm vụ chi chưa cấp thiết hoặc chưa triển khai. Thực hiện cắt giảm chi, thu hồi để bổ sung dự phòng ngân sách các cấp địa phương với cụ thể: Đối với số vốn đầu tư và kinh phí chi thường xuyên đã giao trong dự toán năm 2013 của các đơn vị dự toán, các cấp ngân sách huyện, xã nhưng đến ngày 30/6/2013 chưa phân bổ hoặc phân bổ không đúng quy định; vốn đầu tư thuộc kế hoạch  năm 2013 đã phân bổ cho các dự án nhưng đến ngày 30/6/2013 chưa triển khai thực hiện.

 

Trong đầu tư phát phát triển cần đẩy nhanh tiến độ thi công và giải ngân vốn đầu tư từ nguồn NSNN, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn các chương trình MTQG, vốn ODA. Trong đó, hạn chế việc kéo dài thời gian thực hiện các khoản vốn đầu tư từ NSNN, trái phiếu Chính phủ kế hoạch năm 2013 sang năm 2014; hạn chế tối đa việc ứng trước vốn đầu tư cho các dự án; tăng cường quản lý đầu tư từ nguồn vốn NSNN, vốn TPCP, khắc phục tình trạng nợ đọng trong XDCB, thực hiện hiện nghiêm công văn số 926 ngày 27/8/2012 của UBND tỉnh về chấn chỉnh công tác quản lý đầu tư các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn NSNN và nguồn vốn TPCP.

 

Đối với các nhiệm vụ chi thường xuyên, UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện tiết kiệm thêm 10% dự toán chi thường xuyên còn lại của những tháng cuối năm (trừ tiền lương, phụ cấp theo lương, các khoản chi cho con người theo chế độ); tiết kiệm 30% dự toán vốn sự nghiệp của các chương trình MTQG đã phân bổ cho các nhiệm vụ, chi hội nghị, hội thảo, sơ kết, tổng kết, tham quan, học tập… UBND các huyện, thành phố thực hiện rà soát, sắp xếp, bố trí lại nhiệm vụ chi thường xuyên đã được giao từ đầu năm, tăng cường quản lý chi tiêu bảo đảm tiết kiệm, chặt chẽ và hiệu quả, đồng thời bảo đảm nguồn thu thực hiện các chế độ, chính sách đã ban hành và an sinh xã hội. Khắc phục tình trạng chồng chéo, lãng phí, không hiệu quả trong việc triển khai và bố trí kinh phí thực hiện các chương trình, dự án, nhiệm vụ; không bổ sung các đề án, chương trình, ban hành các chính sách mới hoặc nâng định mức làm tăng chi NSNN khi chưa xác định được nguồn bảo đảm. Không bổ sung kinh phí ngoài dự toán để mua sắm trang thiết bị, xe ô tô; cắt giảm hoặc lùi thời gian thực hiện các nhiệm vụ chi chưa thực sự cấp thiết; giảm tối đa về số lượng, quy mô hội nghị, hội thảo, sơ kết, tổng kết đón nhận huân chương, danh hiệu thiệu thi đua, kỷ niệm ngày thành lập, lễ khởi công, khánh thành; tiết kiệm 20% chi phí điện, nước điện thoại, văn phòng phẩm, xăng, dầu.

 

Việc điều hành ngân sách cần chủ động, tích cực bảo đảm cân đối ngân sách các cấp, quản lý chặt chẽ nguồn dự phòng ngân sách đã bố trí trong dự toán ở cấp ngân sách; tập trung điều hành sử dụng trong phạm vi 50% nguồn dự phòng ngân sách đã bố trí trong dự toán của từng cấp để xử lý các nhiệm vụ cấp bách phát sinh như phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, thực hiện nhiệm vụ QP - AN. Nguồn thu dự phòng còn lại để chủ động xử lý hụt thu khi nguồn thu NSNN giảm lớn. Trong trường hợp giảm thu tiền sử dụng đất so với dự toán thì thực hiện cắt giảm hoặc giãn tiến độ thực hiện của công trình, dự án được bố trí từ nguồn thu này. UBND tỉnh chỉ đạo các cấp ngân sách thường xuyên nắm tình hình thu ngân sách tại các địa bàn, theo dõi chặt chẽ biến động tồn quỹ ngân sách, bảo đảm khả năng thanh toán, đặc biệt là các đơn vị có số thu giao lớn (tự cân đối được hoặc tỷ lệ nhận bổ sung từ ngân sách cấp trên thấp). Trong trường hợp hụt thu lớn so với dự toán, ngân sách các cấp phải chủ động sử dụng các nguồn lực tài chính của địa phương để bù đắp, đồng thời thực hiện rà soát, sắp xếp lại các nhiệm vụ của địa phương theo thứ tự ưu tiên, cắt giảm các nhiệm vụ chi tương ứng với số hụt thu. Trong trường hợp đã thực hiện các biện pháp nhưng vẫn không bảo đảm nguồn thanh toán các khoản chi về tiền lương và có tính chất lương, các khoản chi an sinh hội phải kịp thời báo cáo cơ quan quản lý cấp trên để có hướng xử lý, bảo đảm không để xảy ra nợ lượng và nợ chế độ, chính sách xã hội. UBND tỉnh cũng chỉ đạo các cấp, ngành đẩy mạnh cải cách hành chính, phòng - chống tham nhũng, lãng phí gây thất thoát trong sử dụng NSNN.

 

 

                                                                         Lê Chung

 

Các tin khác


Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục