(HBĐT) - Mặc dù tuổi không còn trẻ, sức khỏe không còn nhiều, song với bản tính cần cù, chịu khó, năm 2009 khi gia đình bàn giao mặt bằng thi công dự án đầm Cống Tranh, bà Trần Thị Hường ở khu 4, thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn) đã cùng gia đình chủ động tìm hướng đi mới để phát triển kinh tế gia đình.

 

Những ngày đầu khởi nghiệp ở địa điểm mới, gia đình bà Hường gặp muôn vàn khó khăn: vốn sản xuất ít, đất đai cằn cỗi sỏi đá, lau sậy mọc um tùm, trong khi đó lại cách nhà gần 20 km. Không quản ngại khó khăn, bằng chính sức lực của mình, ông bà đã tích cực khai phá vùng đất mới ở xã Hợp Thành để làm trang trại chăn nuôi và trồng trọt. Đến nay, mô hình VAC của gia đình ông Hè và bà Hường đã dần hình thành với diện tích trên 2 ha. Trong đó  gồm 2 ao thả cá có diện tích 5.000 m2, kết hợp chăn nuôi vịt. Còn 2 ha đất đồi, ông bà đã triển khai trồng sắn, kết hợp chăn nuôi gà. Mới đầu, gia đình chỉ làm với quy mô nhỏ, đến năm 2012 khi mở rộng mô hình, ông Hè và bà Hường đã bắt đầu có nguồn thu gần 100 triệu đồng từ chăn nuôi 400 con gà thả đồi, 500 con vịt đẻ siêu trứng, 4 tấn cá thịt các loại và 10 tấn sắn củ. 

 

Do tích cực tìm tòi, học hỏi và tích lũy kinh nghiệm, nên việc chăn nuôi của gia đình bà Hường diễn ra tương đối thuận lợi. Đầu năm 2013, gia đình bà đã thả được 3 tạ cá giống với đủ loại: chép, mè, trôi, rô phi, trê. Bên cạnh đó, gia đình còn ươm được 700 con vịt siêu trứng, đến nay được hơn 10 ngày tuổi. Theo bà cho biết, nếu chăm sóc tốt sẽ có khoảng 90% con vịt sẽ đẻ trứng, Như vậy khoảng 4 tháng sau, mỗi ngày số vịt này sẽ đẻ được trên 600 quả trứng vịt. Trước đây, đồi sắn của gia đình thường bị trâu, bò vào phá hoại, nên năng suất đạt được không cao. Vì vậy, năm nay gia đình đã thuê máy xúc đào giao thông hào để ngăn trâu, bò vào phá hoại. Để có nguồn thức ăn tại chỗ phục vụ cho chăn nuôi, năm 2013, gia đình trồng 2 ha ngô và sắn cũng như tiếp tục chăn nuôi 400 con gà thả đồi.

 

Được xác định là vùng kinh tế động lực của tỉnh, huyện Kỳ Sơn có nhiều dự án đầu tư vào địa bàn. Gia đình bà Trần Thị Hường thực sự là một tấm gương nỗ lực vượt khó sau khi bị thu hồi đất phục vụ dự án, lại tiếp tục tái đầu tư  để phát triển kinh tế gia đình làm giàu cho gia đình và xã hội.

 

                                                            

                                                                 Nguyễn Phượng

                                                             (Đài TT-TH Kỳ Sơn)

 

 

 

Các tin khác


Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xử lý nghiêm tập thể, cá nhân làm chậm tiến độ triển khai dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn từ Km19+000 - Km53+000 trên địa bàn tỉnh) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực Tây Bắc. Tuy nhiên tiến độ triển khai chậm, nhất là các thủ tục liên quan đến đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, chuyển mục đích sử dụng rừng, cắm mốc, trích đo, giải phóng mặt bằng (GPMB)...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục