Năm 2013, huyện Kim Bôi tiếp tục là địa bàn trồng lúa trọng điểm, góp phần quan trọng đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Niềm vui được mùa của nông dân xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi).

Năm 2013, huyện Kim Bôi tiếp tục là địa bàn trồng lúa trọng điểm, góp phần quan trọng đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Niềm vui được mùa của nông dân xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi).

(HBĐT) - Duy trì tốt tốc độ và chất lượng tăng trưởng, hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch năm 2013, tạo thêm nhiều dấu ấn trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tiếp tục cải thiện đáng kể điều kiện sản xuất cho người lao động... Đó là những thành quả khá nổi bật và toàn diện mà ngành nông nghiệp đã đạt được trong năm nay. Với những kết quả đó, nông nghiệp tiếp tục khẳng định là ngành kinh tế trọng tâm, xứng đáng là trụ đỡ cho sự phát triển ổn định của KT-XH.

 

Đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu phát triển của ngành trong năm 2013, Sở NN&PTNT cho biết: Năm nay, giá trị sản xuất của toàn ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản theo giá cố định ước đạt 6,7 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 5,3%, vượt kế hoạch đề ra (4%). Giá trị tăng thêm ước đạt 3,88 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 4,06%, vượt kế hoạch đề ra (4%). Cụ thể: Giá trị sản xuất ngành trồng trọt đạt khoảng 4,39 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 2,38%; ngành chăn nuôi 1,29 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 9,75%; ngành lâm nghiệp 794 tỷ đồng, tăng trưởng 11,94%; ngành thuỷ sản 176 tỷ đồng, tăng trưởng 8,24%. Nhìn chung, ngành nông nghiệp đã hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, thực hiện tốt các chương trình mục tiêu, tiếp tục hướng tới những giá trị bền vững trong quá trình phát triển sản xuất và xây dựng NTM.

 

Một trong những dấu ấn mạnh mẽ nhất mà ngành nông nghiệp đã thực hiện được trong năm vừa qua là kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Theo thống kê chưa đầy đủ của Sở NN&PTNT, các địa phương đã chủ động chuyển đổi hơn 7.000 ha đất lúa, màu kém hiệu quả sang trồng rau, màu, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Cụ thể: chuyển sang trồng cam 220 ha tại các huyện Cao Phong, Kim Bôi, Lạc Thuỷ; trồng nhãn, bưởi 225 ha tại các huyện Tân Lạc, Lạc Thuỷ; trồng mía 1.145 ha tại các huyện Cao Phong, Tân Lạc, Lạc Sơn; trồng su su 60 ha tại 3 xã vùng cao của huyện Tân Lạc;  trồng tỏi tía 25 ha tại 8 xã của huyện Tân Lạc, Mai Châu; trồng bí 150 ha tại các huyện Lạc Thuỷ, Tân Lạc, Kim Bôi; chuyển hơn 5.300 ha sang trồng những loại cây rau, màu khác trên phạm vi toàn tỉnh... Trong nỗ lực tìm kiếm các loại cây trồng mới, giá trị kinh tế của một số cây trồng lợi thế đã được khẳng định. Điển hình như cây cam với giá trị thu nhập bình quân trên 1 ha đất canh tác đạt khoảng 400 triệu đồng, cây bưởi cho thu nhập trên 350 triệu đồng/ha, nhãn cho thu nhập khoảng 250 triệu đồng/ha, su su 200 triệu đồng/ha, tỏi tía 250 triệu đồng/ha, bí xanh 120 triệu đồng/ha/vụ...

 

Cùng với thành quả đầy thuyết phục của ngành trồng trọt, sự phát triển của ngành chăn nuôi, lâm nghiệp và thuỷ sản cũng có nhiều khởi sắc. Chăn nuôi đã bước đầu phát triển theo hướng tập trung công nghiệp gắn liền với duy trì hiệu quả phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. Lâm nghiệp đã khẳng định được sức hút mạnh mẽ của kinh tế đồi rừng với con số trồng rừng vượt 26,6% kế hoạch. Riêng về lĩnh vực thuỷ sản, mặc dù là lĩnh vực mới chỉ chiếm tỷ trọng 3,1% cơ cấu toàn ngành nhưng các địa phương đã có định hướng cụ thể khi rà soát, quy hoạch thuỷ sản, trong đó, một số huyện như: Lương Sơn, Kim Bôi, Đà Bắc, Mai Châu... Xác định tận dụng tiềm năng mặt nước để phát triển nuôi thuỷ sản tập trung, nâng cao hiệu quả khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.

 

Đồng chí Hoàng Văn Tứ, Giám đốc Sở NN&PTNT nhìn nhận: Trong bối cảnh tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, ngành nông nghiệp đã đạt những thành quả khá nổi bật và toàn diện. Đó là thành quả xứng đáng cho sự nỗ lực không mệt mỏi của nhà nông cũng như sự vào cuộc hiệu quả của chính quyền các cấp, ngành, tổ chức, đoàn thể. Có thể nói, song song với những bước đi của quá trình CNH - HĐH, sự phát triển toàn diện và bền vững đã giúp ngành nông nghiệp tỉnh ta khẳng định vị thế vốn có của mình, tiếp tục đảm nhiệm tốt vai trò là mặt trận hàng đầu, là trụ đỡ cho sự ổn định KT-XH và phát triển bền vững của địa phương trong giai đoạn hiện nay.

 

 

                                                                      Thu Trang

 

 

 

Các tin khác


Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục