Được quan tâm đầu tư về cơ sở hạ tầng, diện mạo đô thị của thành phố Hòa Bình ngày càng khang trang, bề thế. Ảnh: Một góc đường Trần Hưng Đạo (TPHB).

Được quan tâm đầu tư về cơ sở hạ tầng, diện mạo đô thị của thành phố Hòa Bình ngày càng khang trang, bề thế. Ảnh: Một góc đường Trần Hưng Đạo (TPHB).

(HBĐT) - Xác định lĩnh vực thương mại - dịch vụ là mũi nhọn trong phát triển kinh tế, năm 2013, thành phố Hòa Bình tiếp tục đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển thương mại dịch vụ nhiều thành phần từ nội thành đến khu vực nông thôn. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển thương mại, dịch vụ, thực hiện đa dạng hóa dịch vụ đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng... Theo đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn ước đạt 3.236,5 tỷ đồng, tăng 24,47% so với năm 2012, đạt 101,77% kế hoạch. Trong đó, khối doanh nghiệp ước đạt 1.471,3 tỷ đồng, tăng 23,69% so với năm 2012; khối hộ kinh doanh ước đạt 1.765,2 tỷ đồng, tăng 25,13% so với năm 2012.

 

Đặc biệt, thành phố đã phối hợp tổ chức thành công Hội chợ triển lãm sản phẩm CN - TTCN  và hàng tiêu dùng miền núi phía Bắc với 285 gian hàng của 14 tỉnh, 98 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh cùng 10 doanh nghiệp nước ngoài tham gia, thu hút trên 42.000 lượt khách, doanh thu ước đạt 6 tỷ đồng.

 

Bên cạnh đó, TP Hòa Bình đã thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng công vụ, tăng cường xúc tiến đầu tư, tuyên truyền, quảng bá về tiềm năng, lợi thế nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư. Đồng thời, tăng cường công tác chỉ đạo và hỗ trợ sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành. Tập trung phát triển các ngành công nghiệp có ưu thế về nguyên liệu, thị trường. Chú trọng hiện đại hóa, tăng năng suất lao động. Có nhiều giải pháp tháo gỡ để hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp bờ trái sông Đà. Hoàn thành và bố trí cho các doanh nghiệp đầu tư lấp kín cụm công nghiệp Thái Bình. Bổ sung quy hoạch cụm công nghiệp Yên Mông và Chăm Mát - Dân Chủ. Đến nay, thành phố đứng thứ 2 trong các huyện, thành phố về thu hút đầu tư với tổng số 75 dự án, chiếm 19,3% số dự án đầu tư vào tỉnh. Trong đó có 7 dự án FDI, vốn đăng ký 25,8 triệu USD, 68 dự án đầu tư trong nước, vốn đăng ký 5.513 tỷ đồng. Đã có 43 dự án đang SX-KD, 5 dự án đang đầu tư xây dựng cơ bản... Các dự án đi vào hoạt động đã góp phần giải quyết việc làm cho 2.568 lao động, đạt 102,7% kế hoạch, đưa giá trị sản xuất CN-TTCN ước đạt 1.788 tỷ đồng, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước.

 

Cùng với đẩy mạnh phát triển thương mại - dịch vụ, thu hút đầu tư, lĩnh vực sản xuất nông, lâm, thủy sản trên địa bàn thành phố được phát triển theo hướng phát triển kinh bền vững. Năm 2013, diện tích gieo trồng của thành phố tăng 4,38% kế hoạch, tổng sản lượng lương thực cây có hạt 7.073 tấn, đạt 108,81% kế hoạch. Tổng sản lượng rau sạch 7.700 tấn, đạt 116,6% kế hoạch, tăng 5,4% so với năm 2012.

 

Đặc biệt, trong điều kiện nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, nhưng tổng thu NSNN của thành phố ước thực hiện 156,47 tỷ đồng, đạt 105,72% dự án HĐND thành phố giao. Thu ngân sách địa phương ước thực hiện 280,4 tỷ đồng. Tổng chi ngân sách địa phương thực hiện 279,1 tỷ đồng.

 

Với mục tiêu đến năm 2020 nâng cấp đô thị thành phố thành đô thị loại 2, thành phố Hòa Bình  tiếp tục làm tốt công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, nhất là quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH, quy hoạch xây dựng, quy hoạch chung đô thị, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch ngành và các sản phẩm chủ yếu. Tập trung huy động các nguồn lực để xây dựng hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật, hạ tầng dịch vụ. Kêu gọi, khuyến khích đầu tư nhằm tạo điều kiện thuật lợi thu hút các dự án. Nâng cao hiệu quả QLNN về công tác đầu tư, tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các dự án đầu tư để kịp thời tháo gỡ khó khăn đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án.

 

Vượt qua mọi khó khăn, thách thức năm 2013, tăng trưởng kinh tế của thành phố ước đạt 12,5%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ, công nghiệp - xây dựng, giảm tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản. Thu nhập bình quân ước đạt 31 triệu đồng/người, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 1,66%. Kết quả đó khẳng định thành phố Hòa Bình luôn xứng đáng là trung tâm động lực kinh tế của tỉnh.

 

 

                                           

                                                                               Đức Phượng

 

 

Các tin khác


Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục