Thị trường hàng hóa dịp Tết đã nhộp nhịp (ảnh tại chợ nông sản Nghĩa Phương) thành phố Hòa Bình.

Thị trường hàng hóa dịp Tết đã nhộp nhịp (ảnh tại chợ nông sản Nghĩa Phương) thành phố Hòa Bình.

(HBĐT) - Còn khoảng một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán, thị trường hàng hóa sôi động với nguồn cung phong phú, dồi dào, nhu cầu mua sắm tăng cao. Bên cạnh đó, người tiêu dùng có thêm những lo toan bởi ngay ở thời điểm này, nhiều mặt hàng đã ồ ạt tăng giá.

 

Khảo sát tại các chợ truyền thống trên địa bàn thành phố Hòa Bình, giá thực phẩm thiết yếu như thịt lợn, thịt gà, các loại rau, củ, quả, thực phẩm công nghệ, thực phẩm chế biến tăng phổ biến từ 5 - 10%. Hiện tại, giá thịt lợn tăng bình quân 10.000 đồng/kg, gà ta tăng từ 20.000 – 30.000 đồng/kg. Một số loại rau, củ như cà chua, củ cải đường… tăng ở mức từ 2.000 - 5.000 đồng/kg. Theo bà Nguyễn Thị Cúc, tiểu thương ở chợ Thái Bình, lợn hơi mua trong dân đã tăng 4 - 5 giá từ 2 tháng nay nên tiểu thương chúng tôi phải đẩy giá bán. Bà Bùi Thị Dung chuyên bán gà ở chợ Nghĩa Phương cho biết: Tâm lý dịp Tết, giá cả tăng cao, nhiều hộ chăn nuôi có ý ghìm hàng nên thời gian này khó lấy hàng mà có lấy được thì giá lại cao hơn vài giá so với dịp thường, bởi vậy, gà tươi sống tăng giá vài chục nghìn so với trước.

 

Tăng giá đáng kể là nhóm hàng tiêu dùng thiết yếu, đơn cử như bánh, kẹo, bia, nước ngọt, các loại thiết bị và đồ dùng gia đình. Chị Hoàng Thị Kim Hồng ở tổ 6, phường Phương Lâm cho biết: Hầu hết các mặt hàng đều tăng giá, từ bao diêm, bật lửa đến đường, sữa, nước mắm, bột canh. Có hỏi các chủ đại lý, họ cũng chỉ trả lời đại khái, qua quýt là do tăng từ nhà sản xuất, nhà phân phối, mức tăng cũng không đột biến, như nước mắm Nam Ngư tăng 1.000 đồng/chai 750 ml, bánh trứng Orion tăng từ 46.000 đồng lên 48.000 đồng/hộp 12 chiếc, sữa tươi Mộc Châu tăng từ 25.000 đồng lên 26.000 đồng/vỉ 4 hộp… Tuy nhiên, với tình trạng đua nhau tăng giá như hiện nay, người tiêu dùng sẽ phải gánh quá nhiều chi phí tăng thêm trong khi dịp Tết cận kề.

 

Đáng chú ý, các mặt hàng có nhu cầu mua sắm tăng cao vào dịp Tết đều tăng giá đồng loạt, đơn cử như bia. Theo bảng giá niêm yết ở các siêu thị và đại lý kinh doanh hàng Tết trên địa bàn, bia Heineken có giá 385.000 đồng/thùng, tăng 15.000 đồng, bia Halida giá 195.000 đồng/thùng, tăng 10.000 đồng, bia Tiger giá 295.000 đồng/thùng, tăng 20.000 đồng so với ngày thường. Mặt hàng nước ngọt bán khá chạy vào dịp Tết là Coca – Cola lúc này cũng đã tăng giá bán khoảng 8.000 đồng/thùng. Trong nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình, do nhu cầu mua sắm dịp cuối năm tăng cao nên nhiều mặt hàng tăng giá nhẹ, đệm mút tăng giá mạnh nhất với mức tăng 300 – 500.000 đồng/chiếc, tùy loại. Đặc biệt, dù đã tăng giá liên tiếp trong mấy tháng qua nhưng mặt hàng gạo chưa có dấu hiệu ngừng và dự báo sẽ còn tăng giá mạnh vào thời điểm áp Tết, tập trung vào các loại gạo ngon, gạo nếp như gạo tám Điện Biên, tẻ Thái, nếp cẩm, nếp cái hoa vàng.  

 

Nhằm kiềm chế mức độ tăng giá, bình ổn thị trường dịp Tết, lực lượng QLTT đang triển khai kế hoạch kiểm tra, kiểm soát hàng hóa, tập trung vào các mặt hàng phục vụ Tết như bánh mứt kẹo, rượu bia, thực phẩm công nghệ, đồng thời theo dõi chặt diễn biến tăng giá trên thị trường. Hoạt động kiểm tra, kiểm soát chú trọng chất lượng hàng hóa, việc bán hàng đúng giá niêm yết. Cùng thời gian này, 2 doanh nghiệp thương mại lớn của tỉnh là công ty TNHH Anh Phong và công ty CPTM Định Nhuận đã triển khai Chương trình bán hàng bình ổn góp phần bình ổn giá thị trường. 5 nhóm hàng thực hiện bình ổn đều là hàng hóa thiết yếu dịp Tết, có xuất xứ Việt Nam, do doanh nghiệp trong nước sản xuất gồm dầu ăn, sữa, rượu – bia, thực phẩm công nghệ và bánh, mứt, kẹo. Ngoài ra, một số doanh nghiệp đã triển khai chương trình khuyến mại nhằm thúc đẩy tiêu thụ, lưu thông hàng hóa, góp phần xúc tiến thương mại, bình ổn thị trường.

 

 

                                                        Bùi Minh

 

Các tin khác


Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục