Mùa khô 2013 - 2014, diện tích rừng trồng kinh tế ở xóm Thấu, xã Lạc Sỹ (Yên Thủy) tiếp tục phát triển nhờ được chăm sóc, bảo vệ tốt.

Mùa khô 2013 - 2014, diện tích rừng trồng kinh tế ở xóm Thấu, xã Lạc Sỹ (Yên Thủy) tiếp tục phát triển nhờ được chăm sóc, bảo vệ tốt.

(HBĐT) - Theo rà soát, tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Yên Thủy có trên 15.600 ha, trong đó có gần 6.300 ha rừng trồng, 7.352 ha rừng tự nhiên. Với tổng số 12/13 xã, thị trấn có rừng, công tác bảo vệ rừng, PCCCR được cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm, chú trọng.

 

Lạc Sỹ, Lạc Lương, Đa Phúc, Bảo Hiệu, Lạc Hưng... là những xã có diện tích rừng khá tập trung. Đồng chí Bùi Đức Miên,  Phó Chủ tịch UBND xã Lạc Sỹ cho biết: Những năm qua, diện tích rừng, đặc biệt là rừng trồng kinh tế được mở rộng quy mô, thu hút ngày càng đông số hộ trên địa bàn tham gia trồng, chăm sóc. Bên cạnh đó, ý thức bảo vệ rừng, phòng cháy rừng ngày càng được nâng cao gắn với quyền lợi của hộ làm lâm nghiệp. Ngoài thực hiện, chấp hành nghiêm quy định sử dụng lửa trong rừng, vệ sinh rừng và xử lý thực bì làm giảm nguồn vật liệu cháy, làm đường băng cản lửa, hộ trồng rừng, chủ rừng cũng là nhân tố chính của lực lượng chữa cháy ở các thôn, xóm. Hiện nay, xã có 50 thành viên tham gia tổ, đội quần chúng BVR & PCCCR, trong đó có 3 người chỉ huy chữa cháy, mỗi tổ, đội có từ 7 - 10 người đã được hướng dẫn nghiệp vụ chữa cháy.

 

Với tổng số 484 thành viên sẵn sàng đáp ứng tình hình chữa cháy tại cơ sở, mạng lưới tổ, đội quần chúng BVR, PCCCR trên địa bàn toàn huyện đã có sự chuẩn bị tốt về nhân lực, phương tiện, kỹ năng để xử lý tình huống cháy tại chỗ. Chủ động về công tác phòng cháy, cấp ủy, chính quyền các xã tập trung chỉ đạo, đôn đốc thực hiện phương án PCCCR, kiện toàn hoạt động của BCH những vấn đề cấp bách, đồng thời tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các văn bản quy định về BVR, PCCCR thông qua các kênh thông tin để người dân nắm bắt, thực hiện. Tình hình lửa rừng, dự báo cấp cháy rừng, những quy định về PCCCR, kỹ thuật trồng, chăm sóc rừng... cũng được phổ biến kịp thời tới từng xóm, chủ rừng.

 

Theo đồng chí Ngô Xuân Trường, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện, đơn vị đã phân công, giao nhiệm vụ cho kiểm lâm địa bàn tham mưu, phối hợp và trực tiếp cùng với xã tuyên truyền, hướng dẫn hộ dân, chủ rừng thực hiện các quy định, nội quy phòng cháy, bảo vệ rừng, đồng thời nắm bắt tình hình ở cơ sở. Đối với các vùng trọng điểm cháy, cán bộ kiểm lâm địa bàn càng phải theo dõi, nắm bắt sát sao. Các vùng dễ cháy, khó chữa đã được xác định gồm diện tích rừng các xã Đoàn Kết, Yên Lạc, Ngọc Lương, Lạc Lương, Lạc Sỹ, Yên Trị có địa hình rừng núi đá, giáp ranh với khu vực Vườn quốc gia Cúc Phương, rừng liền kề các vùng lân cận, dễ cháy lan. Vùng ít cháy khó chữa gồm các xã Phú Lai, Lạc Thịnh, Bảo Hiệu, Lạc Hưng, Đa Phúc là những xã có diện tích rừng tự nhiên xen núi đá, rừng trồng lớn, địa hình cao, dốc.

 

Chủ động phòng cháy rừng trong mùa hanh khô ở cấp độ cao nhất, lực lượng PCCCR các cấp từ huyện đến xã đã và đang tăng cường theo dõi, duy trì chế độ trực 24/24h, thường xuyên kiểm tra, kịp thời phát hiện các khu vực rừng có nguy cơ xảy ra cháy rừng, phòng ngừa và tổ chức dập tắt ngay khi bắt đầu cháy và kịp thời thông tin, báo cáo, hỗ trợ lực lượng nếu đám cháy lớn vượt quá tầm kiểm soát. Trong phương án PCCCR cấp xã, huyện cũng quy định cụ thể các tình huống cháy và phương án xử lý tình hình cháy rừng, quy trình chữa cháy rừng, các tình huống giả định cháy rừng, phương án huy động lực lượng và kỹ thuật chữa cháy theo phương châm 4 tại chỗ.

 

Với vai trò nòng cốt, các tổ chức, cá nhân hộ trồng rừng, lực lượng tổ, đội quần chúng BVR & PCCCR chủ động về nhân lực, phương tiện, dụng cụ tại chỗ tham gia chữa cháy, trường hợp cháy lớn vượt quá khả năng kiểm soát, đồng thời báo cho BCH PCCCR các cấp đề nghị tăng cường lực lượng. Khi phát hiện cháy, báo cháy và chữa cháy kịp thời, chấp hành nghiêm lệnh huy động chữa cháy rừng và tham gia các hoạt động PCCCR khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Từ năm 2010 đến nay, trên địa bàn huyện không để xảy ra cháy rừng, góp phần phát triển ngành lâm nghiệp bền vững, ổn định.

 

 

 

 

                                                                                  Bùi Minh

 

 

 

Các tin khác


Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục