Cây quýt ở xóm Bái, Nam Sơn cho thu nhập mỗi năm gần 100 triệu đồng.

Cây quýt ở xóm Bái, Nam Sơn cho thu nhập mỗi năm gần 100 triệu đồng.

(HBĐT) - Con đường ngoằn ngoèo theo những con dốc dẫn vào xóm Bái, xã Nam Sơn (Tân Lạc) hai bên đồi là những cây quýt sai trĩu quả. Dừng lại ngắm những quả đồi lưng chừng là hàng quýt thẳng tắp, bên dưới thấp là những giàn su su đang cho thu hoạch ngọn tôi cảm nhận được sự thay đổi ở vùng đất này.

 

Sau hơn 3 năm trở lại nhà anh Đinh Văn Đứng, tôi ngỡ ngàng trước sự thay đổi của gia đình anh. Trước đây, cả gia đình chỉ trông chờ vào trồng ngô, mấy cây quýt cổ sau nhà chỉ để ăn. Từ ngày được Nhà nước đầu tư giống quýt ngọt vào trồng ở đất vườn anh quyết tâm mở rộng vườn cây để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Khi tôi đến, bà cụ mẹ anh bảo: Nó đi bán quýt rồi, mang đi chợ dưới huyện được giá hơn. Từ ngày trồng quýt, kinh tế gia đình đỡ khó khăn hơn nhiều. Cùng diện tích đó, cây quýt cho thu nhập gấp 3-4 lần so với cây ngô. Trước đây chuyện trồng quýt, nhất là cây quýt cổ chỉ là trồng bỏ đó, ít người nghĩ đến chuyện chăm bón cho cây để cho nhiều quả, quả ngon. Nhưng giờ thấy hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn các cây trồng khác, người trồng quýt biết cách chăm sóc cho cây nhiều quả nâng cao giá trị trên diện tích trồng. Đồng thời, cũng chọn giống quýt ngọt thị trường ưa chuộng về trồng. Nhiều diện tích lúa 1 vụ, đất ngô kinh tế thấp được chuyển sang trồng quýt. Diện tích trồng quýt của xã ngày càng tăng. Đến nay, toàn xã đã có trên 35 ha, trong đó, 20 ha đã cho thu hoạch.

 

Đồng chí Bùi Thanh Truyền, Chủ tịch UBND xã Nam Sơn cho biết: Cách đây vài chục năm, cây quýt đã được trồng ở Nam Sơn. Mọi người vẫn gọi là quýt cổ. Tuy nhiên, cây quýt chỉ trồng để ăn và làm quà nên chưa trở thành hàng hóa. Cách đây 7-8 năm, Đảng ủy xã đã đề xuất nhân rộng vùng quýt trở thành hàng hóa. Được sự hỗ trợ của Sở NN&PTNT đưa giống quýt ngọt vào trồng ở đất Nam Sơn. Không dựa vào Nhà nước, nhiều hộ gia đình bỏ vốn trồng, năm 2012, cả xã trồng được 10 ha, năm 2013, trồng được hơn 5 ha, nhân rộng vùng trồng quýt trên toàn xã tạo thu nhập cao cho bà con. Từ cây quýt, nhiều hộ có thu nhập trên dưới 100 triệu đồng/năm như gia đình anh Đinh Văn Đứng, Hà Văn Phóng ở xóm Bương, Bùi Văn Đồng, Hà Văn Piết ở xóm Tớn... Đưa cây quýt lên trồng trên vùng cao không chỉ tạo thêm thu nhập cho bà con mà còn làm thay đổi cách nghĩ của họ. Bà con chuyển hướng sản xuất tự cung, tự cấp sang trồng cây công nghiệp theo hướng hàng hóa phát triển kinh tế. Với khí hậu mát, lạnh nên ngoài cây quýt, Nam Sơn còn đưa cây su su lấy ngọn vào trồng cải tạo đất ở những chân ruộng bậc thang, chân núi đá. Su su được trồng ở khắp mọi nơi, xung quanh nhà, bờ rào, đất thừa. Mỗi hộ gia đình chỉ vài giàn su su là đủ chi tiêu trong gia đình. Đến nay, toàn xã có 6,5 ha su su. Với nhu cầu rau sạch ngày càng tăng nên thương hiệu su su vùng cao Tân Lạc đã chiếm lĩnh được thị trường thành phố Hòa Bình, Hà Nội và được người tiêu dùng ưa chuộng.

 

Ngoài hai loại cây trên, Nam Sơn tích cực áp dụng khoa học vào sản xuất nông nghiệp, đưa các giống ngô, lúa mới vào sản xuất tăng năng suất cây trồng. Nhờ phát triển kinh tế đúng hướng nên đời sống của bà con trong những năm gần đây cải thiện đáng kể. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã đạt 11%, tổng giá trị sản xuất 13,5 tỷ đồng, thu nhập bình quân đạt trên 8 triệu đồng/người/năm, sản lượng lương thực có hạt đạt bình quân 400 kg/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 46,27%, tỷ lệ hộ sử dụng điện lưới quốc gia đạt 100%, tỷ lệ hộ dùng nước hợp vệ sinh đạt 75%... Ngoài nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và nhân dân, xã Nam Sơn được Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển kinh tế, từng bước nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân xã vùng cao.

 

 

 

            

                                                                                Việt Lâm

 

Các tin khác


Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục