Sản phẩm cam, mía sạch của huyện Cao Phong được người tiêu dùng trong, ngoài tỉnh tin dùng.

Sản phẩm cam, mía sạch của huyện Cao Phong được người tiêu dùng trong, ngoài tỉnh tin dùng.

(HBĐT) - Phấn đấu trở thành hậu cần cung ứng cho thị trường thành phố Hà Nội, từng bước xây dựng thương hiệu cho các loại cây ăn quả, mía, rau đặc sản đáp ứng tiêu chuẩn ATVSTP là chuỗi hoạt động khởi đầu để sản xuất nông sản hàng hóa tỉnh ta nắm cơ hội vươn ra thị trường lớn.

 

“Tới năm 2020, tỉnh ta sẽ có 5.000 ha cam trong vùng quy hoạch, trong đó, vùng sản xuất tập trung, đảm bảo ATTP đạt 3.000 ha, chủ yếu ở các huyện Cao Phong, Lạc Thủy, Kim Bôi và một phần diện tích thuộc vùng Mường Khói. Bên cạnh đó có 1.500 ha bưởi trên địa bàn các huyện Tân Lạc, Lương Sơn, Kỳ Sơn. Diện tích mía đạt 10.000 ha, trong đó có từ 5.500 - 6.000 ha mía tím. Vùng rau sản xuất hàng năm đạt 11.000 ha, trong đó tập trung phát triển rau bản địa ở các xã vùng cao như su su, lặc lày, tỏi tía, cây rau họ bầu, bí ở huyện Lạc Sơn và các loại rau ăn lá ở các huyện Kim Bôi, Kỳ Sơn và thành phố Hòa Bình” - Đồng chí Hoàng Văn Tứ, Giám đốc Sở  NN & PTNT quả quyết.

 

Hình thành vùng nông sản hàng hóa bước đầu, 3 sản phẩm nông sản chính được tỉnh định hướng phát triển thị trường hàng hóa gắn với tiêu dùng gồm nhóm cây ăn quả (cam, bưởi, nhãn, na, chè), rau và mía. Một số địa phương hình thành vùng cây ăn quả, rau trái vụ như nhãn Hương Chi (Kim Bôi), bí xanh (Tân Lạc)… Đặc biệt, vùng rau su su an toàn ở huyện Tân Lạc, Mai Châu được biết đến ngày càng nhiều nhờ phương pháp canh tác an toàn, gần như không có tác động của hóa chất. Thêm một thuận lợi là các sản phẩm nông sản trên đều đã có quy hoạch, trong đó quy hoạch vùng rau an toàn đang xúc tiến thực hiện vào năm 2014. Đến thời điểm này, diện tích cây ăn quả có múi (cam) toàn tỉnh đạt khoảng 1.436 ha. Diện tích mía duy trì ổn định với khoảng 9.000 ha.

 

Đồng chí Vũ Đình Việt, Phó Chủ tịch UBND huyện Cao Phong cho biết: Nhằm duy trì chất lượng của sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh lành mạnh trên thị trường và nâng cao hiệu quả kinh tế cho người trồng cam, đề tài “Xây dựng chỉ dẫn địa lý cam Cao Phong” đã được thực hiện từ năm 2012. Nhiều động thái tích cực khác cũng được thực hiện như tuyên truyền, quảng bá, tổ chức các hội nghị thử nếm cam, mía để đánh giá cảm quan, đóng góp ý kiến cho mẫu lô gô, thương hiệu sản phẩm...

 

Chia sẻ góc nhìn lạc quan về thị trường tiêu thụ tiềm năng, đồng chí Nguyễn Hồng Yến, Chi cục phó Chi cục BVTV tỉnh cho rằng: Điều này thể hiện ở văn kiện đã ký giữa lãnh đạo 2 Sở NN & PTNT Hòa Bình - Hà Nội, cam kết hỗ trợ tiêu thụ trên hệ thống siêu thị, sàn giao dịch. Tuy nhiên, đây cũng là thách thức đặt ra bởi muốn tạo vùng nông sản cung cấp cho thị trường lớn, sản phẩm hàng hóa phải đáp ứng chất lượng ATVSTP. Ở cả thời điểm hiện tại cũng như lâu dài, các vùng cam, rau, mía của tỉnh phải được sản xuất theo hướng an toàn. Đến nay, sản lượng rau đã cấp chứng chỉ VietGap được tiêu thụ trên sàn giao dịch rau quả và thực phẩm an toàn của thành phố Hà Nội có 3 ha su su vùng cao Tân Lạc. Diện tích rau nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn huyện Lương Sơn cũng khẳng định được chỗ đứng tại một số siêu thị lớn của Hà Nội. Tương lai không xa, trong khoảng tháng 4 - 5/2014, diện tích 25 ha bí xanh an toàn của huyện Yên Thủy sẽ được lên sàn giao dịch rau quả và thực phẩm an toàn Hà Nội, góp phần nâng cao giá trị kinh tế cũng như chất lượng, độ an toàn của sản phẩm khi tiêu thụ trên thị trường.

 

Nhà nước hiện đã ban hành các cơ chế, chính sách khá đầy đủ về phát triển trồng trọt như hỗ trợ phát triển sản xuất theo cánh đồng mẫu lớn; tái cơ cấu ngành nông nghiệp; hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp; chuyển đổi đất kém hiệu quả sang trồng cây lâu năm; những tiêu chuẩn, quy chuẩn về đảm bảo ATVSTP. Về phía tỉnh đã phê duyệt kế hoạch tái cơ cấu ngành, phê duyệt quy hoạch nền nông nghiệp công nghệ cao, quy hoạch vùng sản xuất gắn liền với ATVSTP.  Đó là cú hích để tạo vùng nông sản hàng hóa an toàn, có uy tín, góp phần tăng thu nhập cho người dân, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

 

 

 

                                                                                 Bùi Minh

 

 

Các tin khác


Vùng cao Đà Bắc nuôi lợn bản địa, cải thiện thu nhập

(HBĐT) - Những năm trở lại đây, chăn nuôi lợn bản địa được nhiều hộ dân trên địa bàn huyện vùng cao Đà Bắc chú trọng. Điều này không chỉ phù hợp với điều kiện của địa phương, mà còn đem lại hiệu quả kinh tế khá.

Huyện Cao Phong: Xây dựng sản phẩm OCOP gắn với phát triển vùng nguyên liệu

(HBĐT) - "Căn cứ vào kế hoạch của UBND tỉnh, năm 2023, huyện Cao Phong đã đăng ký thực hiện 3 sản phẩm OCOP là cao nghệ đen của HTX Ngọc Sáng, xã Bắc Phong; rượu mía Thạch Yên và rượu nếp râu Thạch Yên. Rút kinh nghiệm trong quá trình xây dựng các sản phẩm OCOP, năm nay, huyện Cao Phong chú trọng vào những sản phẩm có tính ổn định về vùng nguyên liệu, các sản phẩm chế biến và đảm bảo sản lượng để cung cấp ra thị trường", đồng chí Bùi Văn Dán, Trưởng phòng NN&PTNT huyện cho biết.

Thịt chua Lâm Tin - hương vị đậm đà khó quên

(HBĐT) - Vị béo ngậy, chua thanh nhẹ của thịt lợn được lên men, vị bùi của thính ngô, hương thơm của hạt dổi tạo nên hương vị đậm đà, thơm ngon khó có thể nhầm lẫn khi thưởng thức thịt chua Lâm Tin. Điều này cũng lý giải tại sao sau khi được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh, sản phẩm thịt chua Lâm Tin của hộ kinh doanh Bùi Thị Tin, phố Lâm Hóa, xã Vũ Bình (Lạc Sơn) ngày càng mở rộng thị trường và được người tiêu dùng đánh giá cao.

Thành phố Hòa Bình: Hỗ trợ nông dân xây dựng sản phẩm OCOP

(HBĐT) - Nhiệm kỳ 2018 - 2023, các cấp Hội Nông dân TP Hoà Bình đã đẩy mạnh các hoạt động đồng hành, tư vấn, hỗ trợ hội viên nông dân (HVND) xây dựng sản phẩm OCOP từ những nông sản thế mạnh của địa phương.

Người lao động xã Phú Thành chủ động việc làm tại chỗ

(HBĐT) - Với vị trí đường giao thông thuận tiện, người dân cần cù, tư duy nhạy bén trong khai thác, tận dụng lợi thế để phát triển kinh tế, làm giàu, xã Phú Thành (Lạc Thủy) triển khai thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững. Trên địa bàn xuất hiện nhiều doanh nghiệp, mô hình sản xuất, kinh doanh tiêu biểu, tạo nhiều việc làm tại chỗ thu hút lao động.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang: Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công để bứt tốc

Ngày 26/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã làm việc với lãnh đạo các tỉnh, thành phố Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh về thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giải ngân vốn đầu tư công, xây dựng hạ tầng xuất nhập khẩu, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và phòng, chống tội phạm trên địa bàn 9 tháng năm 2023.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục