Lãnh đạo Đảng, chính quyền xã, xóm thăm hỏi, động viên người dân khu tái định cư Kẻ Sâu trước thêm xuân mới.

Lãnh đạo Đảng, chính quyền xã, xóm thăm hỏi, động viên người dân khu tái định cư Kẻ Sâu trước thêm xuân mới.

(HBĐT) - “Tết này xóm làng sẽ đông vui hơn, mọi người, mọi nhà sẽ đón Tết trong không khí ấm tình đoàn kết, chúng tôi cố gắng để làm được điều đó” - đồng chí Bàn Thị Hạnh, Bí thư Chi bộ xóm Mít, xã Tu Lý (Đà Bắc) tỏ bày. Đến tìm hiểu cuộc sống của các hộ gia đình ở khu tái định cư Kẻ Sâu (thuộc xóm Mít) tôi mới thấy được lời nói đó của người Bí thư chi bộ thật sự có ý nghĩa.

 

Trước khi đến với xóm Mít tôi đã được đồng chí Nguyễn Văn Điện, Phó Chủ tịch UBND xã Tu Lý giới thiệu sơ lược về điều kiện KT-XH và phong tục, tập quán của người dân ở nơi này: Là xóm có địa bàn rộng, quỹ đất bao gồm cả đất ở và đất canh tác chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, có nguồn nước dồi dào phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt. Tuy nhiên, dân cư của xóm lại thưa thớt với 70 hộ là đồng bào dân tộc Dao. Dựa trên điều kiện thực tế đó, năm 2009, tỉnh đã có chủ trương xây dựng điểm định canh, định cư tại xóm, cụ thể là dành quỹ đất xây dựng nhà ở và đất sản xuất cho 17 hộ dân thiếu đất ở xã Đồng Ruộng chuyển đến. Chủ trương đã rõ ràng, nhưng cán bộ huyện, xã phải thường xuyên đi lại để tuyên truyền, vận động người dân bản địa nhượng lại phần đất mà họ đang canh tác, đồng ý tiếp nhận những người hàng xóm mới. Rồi mọi việc cũng đã diễn ra suôn sẻ, một khu dân cư mới được xây dựng với 17 ngôi nhà xinh xắn, có bể nước, công trình phụ và một khoảng vườn nho nhỏ ở khu Kẻ Sâu. Tháng 12/2012 bắt đầu đón các công dân ở Đồng Ruộng về đây sinh sống. Đưa tôi đi trên con đường bê tông êm thuận về xóm Mít, anh Điện cho biết: Con đường này trước đây đi lại vất vả lắm, nếu đi xe máy thì chỉ có thể là chiếc xe uyn cơ động. Nhưng từ khi tỉnh đầu tư xây dựng dự án khu tái định cư Kẻ Sâu, đường về xóm đã được nâng cấp, mở rộng (đạt chuẩn theo tiêu chí NTM). Đến gần hơn với KDC Kẻ Sâu chúng tôi được chứng kiến không khí hối hả, khẩn trương của những người thợ đang xây dựng công trình nhà văn hóa,  lớp học mầm non, tiểu học, trung tâm HTCĐ để có thể hoàn thành và bàn giao trước Tết Nguyên đán. Đã có hẹn trước nên người đầu tiên trong xóm chúng tôi gặp là ông Đinh Trung Thống (người có vai trò là cầu nối chuyển tải thông tin, cũng như những tâm tư, tình cảm  của người dân xóm mới tới Đảng bộ, chính quyền xã). Trước câu hỏi: Tròn 1 năm về nơi ở mới, cuộc sống của bà con mình có nhiều đổi khác? Nhẹ nhàng, chân chất, ông Thống tỏ bày: Được Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương quan tâm tạo điều kiện  về nhà ở, đất canh tác để xây dựng cuộc sống mới bà con vui lắm. Nhưng trong niềm vui ấy cũng còn không ít nỗi lo bởi trước đây hầu hết các hộ dân đều sống bằng  nghề rừng và đánh bắt cá tự nhiên trên sông Đà. Nay về nơi ở mới, chưa quen nhiều với tập quán canh tác, lại thiếu đất canh tác, thiếu vốn, nên việc kiếm kế sinh nhai vẫn còn nan giải. Về đây thấy bà con vươn lên xóa đói - giảm nghèo bằng việc trồng trọt, chăn nuôi, chúng tôi nghĩ mình cũng sẽ làm được. Chỉ vướng một điều là không có vốn, vì trong số 17 hộ gia đình mới chuyển đến đều còn trẻ, mới xây dựng gia đình và có tới 8 hộ thuộc diện nghèo (bình xét ở nơi ở cũ). Đỡ lời ông Thống, Bí thư Chi bộ Bàn Thị Hạnh cho biết: Sắp tới, đại diện chi bộ, chính quyền và các đoàn thể của xóm sẽ nhóm họp cùng các hộ dân tìm hướng làm ăn để nâng cao mức sống. Chia tay ông Thống chúng tôi đến thăm một gia đình khác, hộ anh Lường Văn Thiêm. Ngày cuối năm, hai bố con anh cố gắng làm xong đống hàng để trả cho khách. Anh Thiêm là hộ duy nhất trong 17 hộ mới chuyển đến có nghề phụ. Về nơi ở mới cũng đã bắt đầu thiết lập được mối khách quen, trong ánh mắt, nụ cười của anh lộ rõ niềm tin hướng tới ngày mai tươi sáng hơn.

 

Lưu lại KDC Kẻ Sâu quãng thời gian không dài nhưng cũng đủ để cảm nhận về cuộc sống của người dân nơi đây. Nhịp sống tuy còn chậm nhưng sẽ có sự chuyển động mạnh mẽ trong nay mai. Bởi với họ - những hộ dân thuộc diện tái định cư không hề đơn độc.

 

 

                                                                       Thúy Hằng

 

Các tin khác


Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục