Khó khăn về đầu ra, hộ chăn nuôi xã Miền Đồi (Lạc Sơn) xoay sở bằng cách mang gà ra tiêu thụ ở thành phố Hòa Bình.

Khó khăn về đầu ra, hộ chăn nuôi xã Miền Đồi (Lạc Sơn) xoay sở bằng cách mang gà ra tiêu thụ ở thành phố Hòa Bình.

(HBĐT) - Tết Nguyên đán – thời điểm mà người chăn nuôi gia cầm mong chờ xuất được lượng gà lớn vừa trôi qua. Nếu giờ này mọi năm, thị trường con giống đã nóng lên bởi nhu cầu tái đàn trong dân thì hiện tại người chăn nuôi còn đang nóng lòng, sốt ruột bởi một lượng lớn gà thương vẫn chưa tiêu thụ được..

 

Chưa có năm nào, người chăn nuôi gia cầm gặp phải cảnh này bởi thông thường, cứ vào dịp giáp Tết, giá gà lại tăng. Ví như Tết Nguyên đán 2013, giá gà tăng cao điểm lên đến 200 nghìn đồng/kg. Những ngày cận rằm tháng Giêng, giá cũng không dưới 150 đồng/kg đối với gà ta. Thế nhưng thời điểm này, giá bán ngoài thị trường chỉ chưa đến 100 nghìn đồng/kg. Với người chăn nuôi, giá xuất bán lại càng thấp rớt. Có đến hàng nghìn hộ chăn nuôi các huyện Lạc Thủy, Kim Bôi, Lạc Sơn, Lương Sơn đang phải xuất tại chuồng chỉ với giá 75.000 đồng, cao nhất là 80.000 đồng/kg. Ông Minh – một chủ trang trại gà ở xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) cho biết: Suốt mấy tháng bỏ vốn, bỏ công đầu tư vào lứa gà đồi tới mấy nghìn con trông chờ bán vào dịp Tết nhưng kết quả không được như mong đợi, giá bình quân chỉ được 75.000 đồng/kg. Đã vậy, lượng gà tiêu thụ chậm, mỗi ngày khách mua chỉ đặt vài chục con cho nên đến giờ, gà thương phẩm vẫn đầy chuồng, gà tồn còn đến gần 2.000 con.

 

Đầu tư chăn nuôi nhiều cho vụ Tết còn kể đến chị Hoa ở xóm 8, xã Hưng Thi. Ngoài hàng nghìn gà đồi, chị còn nuôi khoảng 4.000 con gà lai Lương Phượng. Chung chịu tình cảnh như các hộ chăn nuôi khác, chị vừa phải xuất bán gà thương phẩm với giá thấp, vừa loay hoay chưa tìm ra cách để tiêu thụ gà được nhanh. Cho đến hiện tại, trại gà của chị còn ế khoảng 2.000 con gà lai thương phẩm. Tuy chất lượng thịt và mẫu mã giống gà lai không kém gà ta, mức độ đầu tư khá lớn nhưng khách mua chỉ trả với giá chưa đến 40.000 đồng/kg.

 

Một chủ trang trại gà ở huyện Lương Sơn cho biết có rất ít đơn đặt hàng trong khi hàng ngày lượng gà tồn đòi hỏi tiếp tục phải cung cấp thức ăn, khả năng thua lỗ đã cầm chắc. Đối với đàn gà nuôi trong dân, một số hộ chăn nuôi bất đắc dĩ phải xoay sở bằng cách tự mang ra chợ, tập kết dọc các tuyến quốc lộ những mong bán bớt được chừng nào hay chừng ấy.

 

Từ đầu năm đến nay, không chỉ có gà thương phẩm mà nhiều sản phẩm khác như lợn, rau cũng gặp khó khăn về giá thị trường. Điều này được lý giải do sản phẩm nông nghiệp dư thừa trong khi kinh tế trong nước suy giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu tiêu thụ trong dân. Theo báo cáo sơ bộ, toàn tỉnh hiện còn tồn trên 1 triệu con gà thương phẩm đến kỳ xuất bán, giá trị lên tới hàng chục tỷ đồng. Ở các huyện có trang trại, gia trại tập trung như Lạc Thủy, Lạc Sơn, Kim Bôi, mỗi huyện còn tồn vài trăm nghìn con.

 

Đồng chí Lương Thanh Hải – Trưởng chi cục Thú y tỉnh cho rằng: Để vượt qua khó khăn này, người chăn nuôi cần phải kiên trì giữ đàn, trước tiên tận dụng nguồn thức ăn sẵn có để giảm tối đa giá thành và chủ động đón giá. Qua theo dõi quy luật hàng năm, nếu để xảy ra tình trạng xuất bán ồ ạt với giá thấp như hiện nay, người chăn nuôi phải chịu rủi ro thua lỗ nặng, thiệt hại nhiều, việc chấp nhận không còn hàng bán khi giá thị trường đã đẩy lên sẽ khó tránh. Trong lúc này, các hộ cần cũng cân nhắc, thận trọng về thời điểm tái đàn. Rằm tháng Giêng, tiếp đến là mùa lễ hội sẽ còn kéo dài trong vài tháng tới, nhu cầu về gà thương phẩm còn nhiều. Đây là giải pháp, cơ hội mong đợi của nhiều hộ chăn nuôi trong tỉnh nhằm giải quyết vấn đề tồn sản phẩm nông nghiệp trong dân.

 

                                                               

                                                                       Bùi Minh

 

Các tin khác


Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xử lý nghiêm tập thể, cá nhân làm chậm tiến độ triển khai dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn từ Km19+000 - Km53+000 trên địa bàn tỉnh) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực Tây Bắc. Tuy nhiên tiến độ triển khai chậm, nhất là các thủ tục liên quan đến đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, chuyển mục đích sử dụng rừng, cắm mốc, trích đo, giải phóng mặt bằng (GPMB)...

Công khai người nộp thuế nợ thuế đến ngày 31/3/2024

Ngày 25/4, Cục Thuế tỉnh có Công văn số 1991/CTHBI-QLN về việc công khai người nộp thuế nợ thuế.

Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế cạnh tranh để phát triển

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận số 179/TB-VPCP, ngày 23/4/2024 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình ngày 13/4/2024.

Gìn giữ và phát triển thương hiệu bột sắn dây Nhuận Trạch

Cuối năm 2023, sản phẩm tinh bột sắn dây của Hợp tác xã (HTX) liên kết dịch vụ nông nghiệp và chế biến tinh bột Nhuận Trạch ở thôn Đồng Sẽ, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Đối với người dân địa phương, sắn dây từng là cây trồng giúp bà con cải thiện thu nhập, xóa đói, giảm nghèo. Việc chứng nhận tinh bột sắn dây đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao là tiền đề để các hộ tiếp tục giữ gìn và phát triển, đưa sản phẩm vươn xa hơn trên thị trường.

Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục