Người lao động tại các mỏ than xã Cuối Hạ (Kim Bôi) không được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động, nguy cơ cao về mất an toàn lao động. Ảnh: T.H

Người lao động tại các mỏ than xã Cuối Hạ (Kim Bôi) không được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động, nguy cơ cao về mất an toàn lao động. Ảnh: T.H

(HBĐT) - Công tác ATLĐ, VSLĐ đã được các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể quan tâm, chỉ đạo thực hiện; nhận thức và trách nhiệm của người sử dụng lao động, người lao động về đảm bảo ATLĐ, VSLĐ, cải thiện điều kiện làm việc ngày càng được nâng cao, góp phần tích cực phát triển KT-XH của địa phương.

 

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác ATLĐ, VSLĐ vẫn có hạn chế, yếu kém, nhất là trong thời gian gần đây tình hình tai nạn lao động trên địa bàn tỉnh có xu hướng gia tăng. Các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra, không chỉ tập trung trong các lĩnh vực khai thác khoáng sản, xây dựng mà còn xuất hiện trong các lĩnh vực chế biến lâm sản, chế biến kim loại... gây thiệt hại lớn về người và tài sản như: vụ tai nạn lao động tại Công ty TNHH MDF Vinafor -Tân An Hòa Bình (xã Lạc Thịnh- Yên Thủy) làm 2 người chết và 1 người bị thương; vụ tai nạn lao động tại doanh nghiệp tư nhân Thành Chung (xã Dân Hạ - Kỳ Sơn) làm 2 người chết và 2 người bị thương và gần đây nhất vào ngày 29/10/2013 xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Công ty CP khoáng sản Kim Bôi (xã Cuối Hạ - Kim Bôi) làm 4 người chết, 2 người bị thương. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do công tác ATLĐ, VSLĐ chưa được quan tâm đúng mức. Nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể chính trị- xã hội, doanh nghiệp và người lao động về ATLĐ, VSLĐ chưa đầy đủ. Nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sử dụng lao động chưa chấp hành đúng các quy định pháp luật về ATLĐ, VSLĐ như: không bố trí người làm công tác ATLĐ, VSLĐ, không tổ chức tuyên truyền, huấn luyện về ATLĐ, VSLĐ, không tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, không bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật cho người lao động, không có các nội quy, biển báo, biện pháp làm việc an toàn tại các máy, thiết bị, các vị trí có nguy cơ xảy ra mất an toàn lao động... Trình độ, ý thức chấp hành các quy định về ATLĐ, VSLĐ của người lao động còn thấp. Công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về ATLĐ, VSLĐ của các ngành, địa phương chưa đa dạng còn mang tính hình thức; quản lý Nhà nước về công tác ATLĐ, VSLĐ còn chồng chéo, thiếu sự phối hợp; công tác thanh tra, kiểm tra về ATLĐ, VSLĐ chưa thường xuyên, những hành vi vi phạm về ATLĐ, VSLĐ chưa được xử lý nghiêm, kịp thời; các tổ chức - đoàn thể chính trị- xã hội chưa thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm trong việc giám sát, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

 

Nhằm tăng cường chủ động phòng ngừa, giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, đảm bảo an toàn tính mạng và sức khỏe của người lao động trong những năm tới, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức - đoàn thể chính trị- xã hội, người sử dụng lao động và người lao động cần tăng cường và đa dạng hóa các hoạt động thông tin, tuyên truyền về công tác ATVSLĐ -PCCN đến người lao động, người sử dụng lao động trên mọi phương diện như qua báo, đài PT-TH, chú trọng thông tin tuyên truyền qua hệ thống truyền thanh xã, xóm, tờ rơi, tranh áp phích, sổ tay, sách hướng dẫn về công tác ATVSLĐ, qua mạng thông tin điện tử... Gắn công tác đào tạo chuyên môn, nâng cao tay nghề với việc nâng cao kỹ năng đánh giá nguy cơ rủi ro, phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và đảm bảo ATVSLĐ trước khi người lao động tham gia vào lao động sản xuất để người lao động tự đánh giá được các nguy cơ rủi ro và các biện pháp phòng ngừa trong SX-KD. Tăng cường quản lý Nhà nước về ATVSLĐ - PCCN. Phấn đấu đến năm 2015, 100% cán bộ làm công tác LĐ-TB&XH và lãnh đạo UBND cấp xã trong toàn tỉnh được tập huấn công tác quản lý Nhà nước về ATVSLĐ. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện những thiếu sót trong triển khai thực hiện công tác ATVSLĐ - PCCN; xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về ATVSLĐ - PCCN. Thông qua chương trình quốc gia về ATVSLĐ, Sở LĐ-TB&XH tổ chức tập huấn công tác ATVSLĐ trong DN. Bình quân mỗi năm cho khoảng 100 DN SX - KD trong các ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, DN có nguy cơ cao về TNLĐ, để người sử dụng lao động và người lao động hiểu nghĩa vụ của các bên trong công tác ATVSLĐ. Tổ chức tập huấn xây dựng hệ thống quản lý công tác ATVSLĐ  cho khoảng 80 DN, hỗ trợ kinh phí, tư vấn hướng dẫn  khoảng 20 DN xây dựng hệ thống quản lý ATVSLĐ, hỗ trợ kinh phí cho 5 DN xây dựng tủ sách ATVSLĐ (góc BHLĐ ).

 

         

 

                                                               Ngô Ngọc Thu

                                                            (Sở LĐ-TB&XH)

 

 

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xử lý nghiêm tập thể, cá nhân làm chậm tiến độ triển khai dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn từ Km19+000 - Km53+000 trên địa bàn tỉnh) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực Tây Bắc. Tuy nhiên tiến độ triển khai chậm, nhất là các thủ tục liên quan đến đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, chuyển mục đích sử dụng rừng, cắm mốc, trích đo, giải phóng mặt bằng (GPMB)...

Công khai người nộp thuế nợ thuế đến ngày 31/3/2024

Ngày 25/4, Cục Thuế tỉnh có Công văn số 1991/CTHBI-QLN về việc công khai người nộp thuế nợ thuế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục