Hoạt động sản xuất của Công ty Xi măng Vĩnh Sơn (KCN Nam Lương Sơn) từng bước ổn định, giải quyết việc làm cho 305 lao động, với thu nhập bình quân hơn 3 triệu đồng/người/tháng.

Hoạt động sản xuất của Công ty Xi măng Vĩnh Sơn (KCN Nam Lương Sơn) từng bước ổn định, giải quyết việc làm cho 305 lao động, với thu nhập bình quân hơn 3 triệu đồng/người/tháng.

(HBĐT) - Vượt qua những khó khăn trong những năm gần đây, công nghiệp của tỉnh đang phát triển theo quy hoạch, duy trì tốc độ tăng trưởng khá ổn định, ngày càng có những dấu hiệu tích cực. Nhiều dự án công nghiệp tiếp tục được khởi động. Một số doanh nghiệp mở rộng SX-KD và hướng về vùng nông thôn.

 

Công ty Sankor 100% vốn đầu tư Nhật Bản hoạt động tốt tại KCN bờ trái sông Đà đã mở rộng đầu tư xây dựng nhà máy tại huyện Lạc Sơn, tạo việc làm cho khoảng 600 lao động địa phương. Với 2 nhà máy đi vào hoạt động, góp phần tạo mức tăng trưởng hàng năm khoảng 10%, năm 2013 thực hiện giá trị xuất khẩu 17 triệu USD, giải quyết việc làm cho gần 1.500 lao động, dự kiến năm nay sẽ nâng giá trị xuất khẩu lên khoảng 25 triệu USD, giải quyết việc làm 1.800 lao động. Dự án của Công ty May Việt - Hàn cũng đã đi vào hoạt động tại cụm công nghiệp Đông Thanh (Tân Lạc), giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động địa phương. Dự án may GGS tại KCN bờ trái sông Đà khởi công trong năm 2013 và đi vào hoạt động sau 5 tháng, tháng 4ự có lô hàng xuất khẩu đầu tiên khoảng 11.000 sản phẩm. Đặc biệt, trong bối cảnh khó khăn nhiều năm nay, KCN Lương Sơn vẫn khẳng định là điểm đến của các dự án phát triển công nghiệp bền vững. Các dự án như may bảo hộ lao động vốn đầu tư 476 tỷ đồng, quy mô sản xuất từ 1,7 - 2 triệu sản phẩm/năm, 100% sản phẩm xuất khẩu cũng chính thức đi vào hoạt động năm 2013; dự án Nissin sản xuất phụ kiện ô tô, xe máy tổng mức đầu tư 75 triệu USD, dự án án may mặc Esquel vốn đầu tư 25 triệu USD của Hồng Kông (Trung Quốc) đi vào hoạt động... Đầu năm 2014, KCN này đã tiếp nhận dự án 20 triệu USD, quy mô 120 triệu sản phẩm đã khởi công sau đúng 1 ngày cấp phép, dự kiến sẽ đi vào hoạt động sau khoảng 1 năm.

 

Cùng với các ngành sản xuất như: vật liệu xây dựng, chế biến tinh bột sắn, sản xuất điện, ngành nghề nông thôn đang mang lại những sắc thái mới cho diện mạo công nghiệp của tỉnh. Có thể thấy, nghị quyết phát triển CN-TTCN của Tỉnh ủy, quy hoạch phát triển công nghiệp, tiềm năng, lợi thế phát triển công nghiệp của tỉnh đang được hiện thực hóa. Thời điểm năm 2006, tỉnh xóa điểm trắng về phát triển công nghiệp khi tiếp cận với con số tổng giá trị sản xuất công nghiệp đạt 1.000 tỷ đồng. Liên tiếp những năm sau đó tăng trưởng công nghiệp bình quân đạt khoảng 28%/năm. Những năm gần đây, tăng trưởng đạt 17-18%/năm. Theo Sở Công thương, quý I năm nay, công nghiệp có những dấu hiệu tích cực. Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp tăng khá cao (16,14%). Tình hình SX-KD của các doanh nghiệp giữ vững và đạt mức tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt trên 1.824 tỷ đồng, tăng 18,19% so với cùng kỳ, thực hiện 23,32% kế hoạch; nếu tính giá trị sản xuất cả Nhà máy thủy điện Hòa Bình, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn quý I đạt trên 3.917 tỷ đồng, tăng 16,67% so với cùng kỳ, thực hiện 22,11% kế hoạch. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 22,93%, ngành sản xuất, phân phối điện tăng 13,22%, ngành cung cấp nước và xử lý nước thải, rác thải tăng 7,89%. Đặc biệt có một số sản phẩm tăng mạnh như: dệt may tăng 30,33%; sản xuất thiết bị điện tử, tin học tăng 50,54%, đường tăng 54,47%... Nếu duy trì tốc tăng trưởng trưởng này, năm 2014, bức tranh công nghiệp của tỉnh rất lạc quan. Riêng doanh thu các doanh nghiệp KCN đạt 497 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu đạt  trên 12,3 triệu USD. Sản xuất công nghiệp tích cực, kéo theo giá trị xuất khẩu của tỉnh tăng, đến hết năm 2013, tỉnh đã đạt giá trị xuất khẩu trên 100 triệu USD, về đích trước Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV 2 năm, dự kiến đến hết năm 2015, kim ngạch xuất khẩu sẽ đạt 200 triệu USD. 

 

Theo lãnh đạo Sở Công thương, tỉnh ta tập trung triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho SX-KD, đầu tư kết cấu hạ tầng, nâng cao chất lượng cung ứng điện và các dịch vụ hỗ trợ, đẩy mạnh CCHC, chú trọng đào tạo, dạy nghề cung cấp cho các dự án công nghiệp. Tổ chức giao ban sản xuất, gặp gỡ, đối thoại, giải quyết những vướng mắc cho các doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp duy trì và phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, chú trọng chăm sóc các dự án sau cấp phép để đưa vào hoạt động theo kế hoạch, góp phần chuyển dịch cơ cấu bền vững tại địa phương.

 

 

                                                                                                

                                                                      Lê Chung

 

 

Các tin khác


Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục