Mô hình sản xuất rau an toàn theo quy trình kỹ thuật của Hàn Quốc đã mở ra cơ hội mới cho nông dân xã Yên Lạc nói riêng và sản xuất nông nghiệp của huyện Yên Thủy nói chung.

Mô hình sản xuất rau an toàn theo quy trình kỹ thuật của Hàn Quốc đã mở ra cơ hội mới cho nông dân xã Yên Lạc nói riêng và sản xuất nông nghiệp của huyện Yên Thủy nói chung.

(HBĐT) - Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chú trọng triển khai kế hoạch dồn điền - đổi thửa, tích cực thực hiện các mô hình trình diễn áp dụng tiến bộ KH-KT... Đó là những giải pháp chính quyền và nhân dân huyện Yên Thủy mạnh dạn triển khai nhằm tạo bước đột phá nâng cao hiệu quả sản xuất, hướng tới xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa có tính chuyên canh và giá trị gia tăng bền vững.

 

Từ tháng 8/2013, UBND huyện Yên Thủy phối hợp thực hiện dự án “Xây dựng mô hình trình diễn sản xuất rau” do Liên hiệp Cộng đồng nông thôn Hàn Quốc tài trợ. Dự án có 6 hoạt động chính gồm: Xây dựng các ruộng mô hình sản xuất rau, gửi chuyên gia sang công tác tại Việt Nam, chương trình đào tạo tại Hàn Quốc, chương trình đào tạo tại địa phương, cải tiến hệ thống phân phối rau, đầu tư hạ tầng và trang thiết bị phục vụ sản xuất (sau này sẽ bàn giao cho địa phương quản lý). Trong năm đầu tiên thực hiện, mô hình sản xuất rau (gồm 5 loại: hành, củ cải, khoai tây, ớt, cải thảo được trồng theo đúng quy trình sản xuất rau an toàn thực phẩm của Hàn Quốc) được triển khai với diện tích 1 ha, thu hút 15 hộ nông dân xóm Chóng (xã Yên Lạc) tham gia. Đến nay, cây trồng phát triển tốt, cho năng suất, chất lượng cao, sản phẩm tạo được uy tín trên thị trường. Thành công bước đầu của dự án đã góp phần tích cực làm thay đổi nhận thức và tập quán canh tác của người nông dân, từng bước hình thành các nhóm hộ, tổ hợp tác để tăng cường liên kết sản xuất, đảm bảo quyền lợi cho cả doanh nghiệp lẫn người sản xuất. Kết quả này cũng cho thấy tính khả thi của việc đưa giống rau mới của Hàn Quốc vào sản xuất trên địa bàn huyện Yên Thuỷ, hứa hẹn mở ra cơ hội mới cho sản xuất nông nghiệp của địa phương.

 

Song song với nỗ lực tìm kiếm cơ hội mới cho sản xuất nông nghiệp, UBND huyện Yên Thủy đã chỉ đạo các giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Cụ thể, từ nay đến năm 2015, huyện dự kiến sẽ nâng diện tích trồng ngô lên khoảng 2.500 ha, tăng diện tích cây công nghiệp ngắn ngày khoảng trên 3.800 ha, tăng diện tích cây có củ lấy bột khoảng trên 2.200 ha, tăng diện tích cây ăn quả khoảng 700 ha, đặc biệt sẽ phát triển mạnh nhóm cây thực phẩm với chủ lực là bí xanh, bí đỏ và rau đậu các loại bởi đây là nhóm cây có hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với các loại cây trồng truyền thống. Nhằm nâng cao hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng, huyện Yên Thủy chú trọng triển khai kế hoạch dồn điền, đổi thửa, từng bước khắc phục tình trạng manh mún ruộng đất, tạo điều kiện thuận lợi để triển khai quy hoạch các vùng sản xuất chuyên canh, từ đó nâng cao hiệu quả đầu tư cho sản xuất nông nghiệp.  

 

Đồng chí Bùi Thị Kim Cúc, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Năm nay, huyện tiếp tục đặt mục tiêu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa có hiệu quả, bền vững, an toàn. Giải pháp trọng tâm là đưa các giống mới có năng suất, chất lượng vào sản xuất; tiếp tục xây dựng và nhân rộng các mô hình trồng trọt có giá trị kinh tế cao; ứng dụng tiến bộ KH-KT và công nghệ tiên tiến vào sản xuất, tăng cường chuyển giao các biện pháp kỹ thuật canh tác, thâm canh; đẩy mạnh đầu tư thâm canh và nâng cao chất lượng sản phẩm; tăng cường kết nối thị trường, tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp... Với những giải pháp cụ thể, huyện phấn đấu xây dựng một nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa có tính chuyên canh bền vững trên cơ sở thực hiện thành công quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng chuyển đổi diện tích các loại cây trồng năng suất thấp, kém hiệu quả sang trồng những cây có giá trị kinh tế cao hơn, đồng thời tạo sự chuyển biến về năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm để tăng giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp. Đó là định hướng xuyên suốt của huyện nhằm tạo bước đột phá xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại và phát triển bền vững góp phần tích cực làm thay đổi diện mạo nông nghiệp - nông thôn của địa phương.

 

 

                                                                               Thu Trang

 

Các tin khác


Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục