Sau mùa nhãn đầu tiên bói quả, vườn nhãn của ông Vũ Quang Vui được nhiều người đến thăm quan và học tập kinh nghiệm. Trong ảnh: ông Vui chăm sóc vườn nhãn thời kỳ đang ra hoa.

Sau mùa nhãn đầu tiên bói quả, vườn nhãn của ông Vũ Quang Vui được nhiều người đến thăm quan và học tập kinh nghiệm. Trong ảnh: ông Vui chăm sóc vườn nhãn thời kỳ đang ra hoa.

(HBĐT) - Ông Vũ Quang Vui ở thôn 2C, xã Cố Nghĩa (Lạc Thủy) không chỉ là người cán bộ Hội CCB năng động, nhiệt tình với công việc mà còn là một nông dân điển hình trong phát triển kinh tế với mô hình trồng cây ăn quả. Thành công từ mô hình trồng giống nhãn mới, có thời gian thu hoạch muộn, cho hiệu quả kinh tế cao của ông đã cho thấy hiệu quả của chuyển đổi cây trồng hợp lý ở vùng đất vườn đồi tại địa phương.

 

Năm 2007, sau khi Nông trường Sông Bôi (nay là Công ty TNHH MTV Sông Bôi) có chủ trương giao đất, giao rừng, ông bàn với vợ nhận khoán 1,2 ha đất để phát triển kinh tế. Không ngại khó khăn, ông đầu tư cải tạo lại thành từng khu riêng biệt để trồng nhiều loại cây như: vải, dưa hấu... Tuy nhiên, qua thực tế sản xuất, ông nhận thấy giống những loại cây trồng này sản lượng thấp, thời gian thu hoạch ngắn và hiệu quả kinh tế không cao… Chính vì vậy, ông Vui thấy cần phải chuyển đổi một loại cây trồng khác để tăng thêm thu nhập. Một lần tình cờ ông Vui về quê ở huyện Khoái Châu (tỉnh Hưng Yên), thấy có giống nhãn chín muộn (hay còn gọi là nhãn trái mùa) với nhiều ưu điểm: quả to, chất lượng ngon, chùm hoa thưa, cánh hoa to, dày, khi gặp mưa, hoa không bị rụng, tỷ lệ đậu quả cao, đặc biệt, thời gian thu hoạch muộn hơn nhãn địa phương gần 1 tháng… Sau nhiều ngày suy nghĩ, ông quyết định mua cây giống về trồng. Năm 2010, ông trồng 800 gốc nhãn trên toàn bộ diện tích 1,2 ha. Do nắm vững kỹ thuật trồng, chăm sóc hợp lý cộng với chăm chỉ, chịu khó học hỏi, đặc biệt là sự nhạy bén với thị trường, ông Vui đã thành công. Sau 3 năm miệt mài chăm sóc, mùa nhãn đầu tiên bói quả, ông Vui đã thu hoạch được 1,5 tấn quả cho thu nhập vài chục triệu đồng/vụ. Những cây nhãn trong vườn nhà ông chỉ cao tầm hơn 2 - 3 m mà đã cho quả xum xuê, đứng dưới đất cũng có thể thu hoạch được nhãn. Đặc biệt, do thời gian chín muộn nên giá bán nhãn trái vụ đạt trung bình từ 20 - 25.000 đồng/kg, cao gấp gần 1,5 lần so với nhãn chính vụ, sản phẩm làm ra được nhiều lái buôn từ nhiều tỉnh, thành phố lân cận về đặt mua tại vườn. Năm nay, nhãn của gia đình ông Vui được mùa, nếu ước lượng thu hoạch hết vụ vườn nhà ông cho thu sản lượng từ 2,5 - 3 tấn quả, trừ cho phí cũng thu về khoảng 40 triệu đồng.

 

Ðể có được thành công như ngày hôm nay, ông Vũ Quang Vui đã không ngừng trau dồi thêm kiến thức, tìm tòi học hỏi những phương thức, mô hình sản xuất mới cũng như áp dụng những tiến bộ KHKT vào sản xuất. Đưa chúng tôi ra thăm vườn nhãn hoa đang tỏa ngát hương, bông nào, bông nấy dài, trổ bung đều cây, hứa hẹn một vụ mùa bội thu mà trong lòng ông Vui vô cùng phấn khởi, ông chia sẻ: Đây là giống nhãn mới, quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc gần giống nhãn Hương Chi. Tuy nhiên, để quả to, đều, chất lượng ngon cần chủ động tưới nước và kết hợp bón phân cân đối. Qua thời gian trồng thử nghiệm thấy giống nhãn phù hợp với đất đai, khí hậu tại địa phương nên sai quả và có đặc điểm là quả tương đối to, cùi dày, giòn, thơm ngon và được thị trường ưa chuộng. Mùa nhãn chín, tư thương khắp nơi đến tận vườn thu mua vì nhãn của gia đình ông có mẫu mã đẹp, quả to, bảo đảm chất lượng và là giống nhãn hiếm trên thị trường.

 

Hiện nay, mô hình trồng cây ăn quả của gia đình ông Vui đang trở thành điểm đến để học tập kinh nghiệm của đông đảo nhân dân trong xã và các xã lân cận. Không chỉ cần cù, siêng năng phát triển kinh tế gia đình, ông Vui còn tích cực tham gia công tác xã hội và được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội CCB xã Cố Nghĩa từ năm 2012 đến nay.

 

Say mê, tìm tòi, sáng tạo trong sản xuất không chỉ giúp cho mô hình trồng nhãn của ông Vũ Quang Vui mang lại hiệu quả kinh tế thiết và tạo tính bền vững cho việc canh tác nông nghiệp của gia đình ông mà còn từng bước làm thay đổi nhận thức, cách làm ăn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng của nhân dân trong vùng. Thành công của mô hình trồng cây ăn quả trên diện tích đất vườn đồi cũng là bài học quý giá, giúp bà con nông dân có thêm kinh nghiệm trong sản xuất, từ đó có hướng chuyển đổi cây trồng cho phù hợp với nhu cầu thị trường, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương.

 

 

                                                                            Hoàng Huy

 

 

 

Các tin khác


Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục