Theo thống kê, lượng giao dịch trên Mobile đang tăng lên với một tốc độ đáng kinh ngạc và khách hàng đang dần chuyển từ giao dịch trên Internet sang giao dịch trên điện thoại di động.

 

Tiềm năng và đầy hấp dẫn

 

Theo dự báo của Juniper Research, tổng giá trị thanh toán qua hình thức thương mại di động (mCommerce) sẽ đạt mức 3.200 tỷ USD vào năm 2017, vượt xa con số 1.500 tỷ USD của năm 2013.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

 

Làn sóng thương mại di động không chỉ ở các nước phát triển mà đang lan rộng ra các nước châu Á như Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia và dần thâm nhập vào thị trường Việt Nam tạo động lực thúc đẩy sự phát triển cho các dịch vụ thanh toán di động một cách mạnh mẽ. Nắm bắt xu thế này, nhiều công ty khởi nghiệp và cả các “ông lớn” trong lĩnh vực Thương mại điện tử trong và ngoài nước đã nhập cuộc và “trình làng” nhiều dịch vụ thanh toán di động (mobile payment) ở Việt Nam.

 

Thanh toán di động đã và đang trở thành một xu hướng tất yếu, kênh phân phối dịch vụ hiệu quả, tiện lợi, đáp ứng nhu cầu của khách hàng mọi lúc, mọi nơi. Nếu như trước đây các ngân hàng chủ yếu cung cấp cho khách hàng các dịch vụ thanh toán qua Thẻ, ATM, POS và Internet Banking thì giờ đây đang dần nhận ra Mobile Banking là một dịch vụ không thể thiếu với khách hàng.

 

Theo thống kê, lượng giao dịch trên Mobile đang tăng lên với một tốc độ đáng kinh ngạc và khách hàng đang dần chuyển từ giao dịch trên Internet sang giao dịch trên điện thoại di động. Các công ty làm dịch vụ thanh toán cũng không đứng ngoài cuộc, các dịch vụ thanh toán cũng được nâng cấp, chỉnh sửa để hỗ trợ việc thanh toán trên mobile nhằm gia tăng sự tiện lợi và phục vụ khách hàng mọi lúc, mọi nơi. 
 
Lễ ký kết dịch vụ Mobile Banking giữa Công ty M-Pay và Ngân hàng TMCP An Bình.
Lễ ký kết dịch vụ Mobile Banking giữa Công ty M-Pay và Ngân hàng TMCP An Bình.

 

Cần một hướng riêng cho thị trường Việt

 

Trong quá trình phát triển mobile payment tại thị trường Việt, nhiều mô hình của nước ngoài đã được học hỏi, áp dụng và triển khai trong thực tế. Tuy nhiên, do có nhiều sự khác biệt giữa đặc tính về thị trường, về cơ sở hạ tầng và về khách hàng nên các mô hình đó rất khó tiếp cận khách hàng, rất khó để đi vào cuộc sống hàng ngày. Thị trường Việt cần những giải pháp của người Việt xây dựng cho người Việt.

 

Một trong những công ty cung cấp giải pháp thanh toán đi tiên phong trong lĩnh vực này là công ty M-Pay – một cái tên được nhiều ngân hàng và người dùng tại Việt Nam nhắc đến bởi sự an toàn và tiện dụng của ứng dụng trên điện thoại di động với tên M-Plus, giúp cho khách hàng của các ngân hàng có thể dễ dàng thanh toán và chuyển tiền chỉ với một vài thao tác trên màn hình điện thoại.
  

Sản phẩm M-Plus được thiết kế với giao diện thân thiện, thuần Việt, cách bố trí giao diện đơn giản, trực quan phù hợp với mọi đối tượng  người sử dụng. Đồng thời, việc cung cấp kèm theo hàng trăm loại dịch vụ bên trong ứng dụng như thanh toán cước viễn thông, điện, nước, internet, truyền hình, vé máy bay và mua thẻ cào mọi lúc mọi nơi, là tiện ích thú vị nâng cao chất lượng cuộc sống cho người sử dụng.

 

Ông Nguyễn Quang Minh – Tổng giám đốc M-Pay cho biết, các sản phẩm của M-Pay luôn hướng tới khách hàng, thiết kế theo cách thuận tiện nhất cho khách hàng nên mặc dù mới bắt đầu cung cấp dịch vụ cho ngân hàng đối tác đầu tiên từ năm 2001, nhưng đến nay, M-Pay đã ký kết và hợp tác cung cấp dịch vụ thanh toán trên điện thoại di động cho khách hàng của 10 ngân hàng thương mại với hàng trăm nghìn khách hàng sử dụng. Chỉ cần điện thoại có kết nối internet, dù khách hàng là thuê bao của mạng di động nào, dù khách hàng sử dụng smartphone chạy trên các nền tảng điện thoại nào (iOS, Android, Windows Phone, hay điện thoại hỗ trợ Java) thì dịch vụ của M-Pay cũng đều sẵn sàng hỗ trợ.
 
Thanh toán di động - Hướng riêng cho thị trường Việt
OceanBank và M-Pay trao thưởng điện thoại iPhone cho KH may mắn trong chương trình “Kích hoạt Mobile – Lộc tài xuân đến”

 

Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, dân số Việt Nam với 90 triệu người (khu vực nông thôn chiếm trên 67%; người ở độ tuổi lao động chiếm trên 59%) thì có một tỷ lệ rất lớn người dân ở vùng sâu, vùng xa, có mức thu nhập thấp, hầu như chưa tiếp cận được với các dịch vụ ngân hàng.

 

Với mong muốn đưa các công cụ thanh toán tiện lợi, an toàn tới các đối tượng khách hàng này, M-Pay đã cho ra đời sản phẩm ví điện tử eMonkey – một sản phẩm mang tất cả các tiện ích của thanh toán di động tới đa số người dân chưa có tài khoản ngân hàng và đã được khách hàng đón nhận tích cực với tốc độ tăng trưởng trên 1000 ví mỗi tháng.

 

Sản phẩm ví eMonkey cũng một trong số ít những dự án kinh doanh dành cho người thu nhập thấp đã được Quỹ Thách Thức Doanh nghiệp Việt Nam (VBCF) lựa chọn tài trợ bởi tính thiết thực của nó. Trong tương lai xa hơn, sản phẩm của M-Pay hướng đến trở thành những công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc phát triển các dịch vụ tài chính vi mô nhằm phục vụ cộng đồng, đặc biệt là người thu nhập thấp tại Việt Nam.

 

Tất yếu nhưng cần “làm thật”

 

Các dịch vụ trên mobile nói chung và m-Commerce, m-Payment nói riêng là sự tất yếu, là xu hướng của thị trường. Tuy nhiên, tại thị trường Việt Nam, từ tiền mặt chuyển sang thanh toán Thẻ đã là một bước tiến lớn, do đó, để thanh toán di động trở nên phổ biến, các Ngân hàng, các công ty thanh toán cần “làm thật”, cần phải có một chiến lược dài hạn và hướng đi tổng thể để từng bước phát triển dịch vụ này trên quy mô toàn quốc, đặc biệt tại các vùng miền mà dịch vụ ngân hàng truyền thống còn chưa phát triển.

 

 

                                                                     Theo DanTri

 

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Giá vàng sáng 26/4

Ngày 26/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau: Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 82 - 84,32 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra).

Khách sạn đầu tiên của tỉnh Hoà Bình được công nhận tiêu chuẩn 4 sao

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) vừa ban hành Quyết định số 307/QĐ-CDLQGVN về việc công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch đối với khách sạn Sakura (tổ 5, phường Tân Thịnh, TP Hoà Bình). Theo đó, trên cơ sở căn cứ tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391:2015, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam công nhận khách sạn Sakura đạt tiêu chuẩn 4 sao trong 5 năm, kể từ tháng 4/2024.

Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục