Gia đình anh Hoàng Công Sao, xóm Đồi, xã Hợp Đồng (Kim Bôi) phát triển kinh tế với mô hình chăn nuôi bò kết hợp trồng rừng.

Gia đình anh Hoàng Công Sao, xóm Đồi, xã Hợp Đồng (Kim Bôi) phát triển kinh tế với mô hình chăn nuôi bò kết hợp trồng rừng.

(HBĐT) - Đồng chí Bạch Tiến Sỹ, Chủ tịch UBND xã Hợp Đồng (Kim Bôi) cho biết: Hợp Đồng là 1/8 xã đặc biệt khó khăn của huyện, cuộc sống người dân chủ yếu là sản xuất nông - lâm nghiệp. Xã có tổng diện tự nhiên 1.381 ha, trong đó, diện tích gieo trồng chỉ có trên 400 ha. Với 823 hộ dân, 7.115 nhân khẩu, trung bình diện tích canh tác chỉ đạt 300 m2/khẩu. Điều này đặt ra bài toán xóa nghèo trên địa bàn khá nan giải.

 

Tuy nhiên, bên cạnh khó khăn, xã có những thuận lợi để phát triển kinh tế. Hệ thống kênh mương nội đồng được đầu tư, cơ bản chủ động nguồn nước tưới phục vụ sản xuất. Hàng năm, từ nguồn vốn Chương trình 135, xã được đầu tư khoảng 1 tỷ đồng, trong đó, vài trăm triệu hỗ trợ sản xuất. Tranh thủ sự giúp đỡ của các phòng, ban chuyên môn ở huyện, Hợp Đồng tăng cường chỉ đạo và vận động nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng KH -KT tiến bộ vào sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích. Người dân được tạo điều kiện thuận lợi tiếp cận các nguồn vốn phát triển sản xuất. Cơ cấu các giống mới đã chiếm tới 80% diện tích. Xã đã chuyển đổi thành công diện tích ruộng 1 vụ sang trồng lúa với diện tích 244 ha, duy trì năng suất ổn định đạt từ 51- 60 tạ /ha, ngô 58 ha, năng suất bình quân đạt 40 tạ/ha, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực trên địa bàn. Bà con nông dân tích cực thâm canh, tăng vụ, trồng các loại cây màu như sắn, khoai lang, mía, lạc, dưa và rau đậu các loại để cải thiện cuộc sống. Về lâm nghiệp, xã vận động nhân dân bảo vệ 369 ha rừng đầu nguồn, chăm sóc 190 ha rừng Dự án KFW7. Bên cạnh đó, xã chú trọng phát triển chăn nuôi. Công tác quản lý dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm được thực hiện tốt và phát triển ổn định. Tổng đàn gia súc, gia cầm trên 16.000 con, trong đó gần 900 con trâu, bò, còn lại là dê, lợn, gà, vịt. Giá trị ngành chăn nuôi chiếm 30% tổng giá trị thu nhập của toàn xã. Sản xuất và đời sống nhân dân có chuyển biến đáng mừng, nhất là các xóm Sim Ngoài và xóm Trạo.

 

Bên cạnh phát triển kinh tế, mấy năm nay, xã được sự quan tâm của Nhà nước triển khai nhiều chương trình, dự án đầu tư cơ sở vật chất tạo nên bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới. Trường mầm non, tiểu học, THCS được đầu tư, nâng cấp đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập cho con em trong xã. 100% trẻ em đến trường đúng độ tuổi. Xã được công nhận đáp ứng tiêu chí của chương trình phổ cập tiểu học và THCS. Các lĩnh vực y tế, VH-XH có bước tiến bộ, 100% KDC đạt tiêu chuẩn tiên tiến với 71% hộ đạt gia đình văn hóa. Tình hình an ninh nông thôn được bảo đảm, nhiều năm trên địa bàn không có những vụ việc phức tạp xảy ra. Tuy vậy, theo đồng chí Bạch Tiến Sỹ, so với trước đây, cuộc sống người dân đã được cải thiện nhiều nhưng vẫn còn nhiều khó khăn. Mức thu nhập bình quân mới đạt 8, 9 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo còn 28%, hộ cận nghèo lớn. Sản xuất chưa có những đột biến, năng suất một số thôn còn thấp, chăn nuôi gia cầm còn nhỏ lẻ, ít hộ quy mô chăn nuôi lớn. Về xây dựng NTM, xã mới thực hiện được 5 tiêu chí.

 

 

 

                                                                                       P.V

 

 

Các tin khác


Xã An Bình dồn sức xây dựng nông thôn mới nâng cao

(HBĐT) - Năm 2019, xã An Bình (Lạc Thủy) về đích nông thôn mới (NTM). Hiện nay, xã tiếp tục duy trì và giữ vững 19/19 tiêu chí; tăng cường nâng cao chất lượng các tiêu chí đạt chuẩn NTM nâng cao theo kế hoạch. Phấn đấu đến năm 2025, xã đạt chuẩn NTM nâng cao.

Hội nghị Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh lần thứ 2, khóa XI

(HBĐT) - Ngày 22/9, Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh tổ chức hội nghị lần thứ 2, khóa XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028.                            

Hội Nông dân huyện Đà Bắc: Đa dạng hình thức tư vấn, hỗ trợ nông dân

(HBĐT) - Với mục tiêu nâng cao đời sống hội viên nông dân (HVND), thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Đà Bắc đã triển khai nhiều giải pháp. Qua đó hỗ trợ, đồng hành cùng hội viên trong phát triển kinh tế, thúc đẩy phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững.

Khai mạc sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía bắc

Tối 21/9, tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn, quận Tây Hồ (Hà Nội), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ tổ chức sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía bắc.

Quản lý, điều hành giá những tháng cuối năm 

(HBĐT) - UBND tỉnh vừa có công văn chỉ đạo việc tăng cường công tác quản lý, điều hành giá những tháng cuối năm 2023.

Phòng trừ rầy nâu hại lúa cuối vụ mùa

(HBĐT) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ở các tỉnh phía Bắc từ nay đến cuối vụ mùa thời tiết còn diễn biến phức tạp, có thể xảy ra những đợt mưa kéo dài kèm dông, lốc, gió mạnh. Đó là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát sinh thành dịch, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất. Để bảo vệ sản lượng, năng suất lúa vụ mùa năm nay, nông dân các địa phương trong tỉnh tích cực bám sát đồng ruộng, theo dõi diễn biến của đối tượng rầy nâu (tập đoàn rầy) hại lúa, chủ động xử lý kịp thời các ổ dịch dưới sự hướng dẫn của đội ngũ cán bộ chuyên môn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục