Nông dân xã Đông Bắc (Kim Bôi) thu hoạch lúa chiêm - xuân chính vụ, năng suất bình quân đạt từ 56-58 tạ/ha.

Nông dân xã Đông Bắc (Kim Bôi) thu hoạch lúa chiêm - xuân chính vụ, năng suất bình quân đạt từ 56-58 tạ/ha.

(HBĐT) - Đây là vụ sản xuất chịu nhiều áp lực nhưng vượt qua khó khăn, nông dân trong tỉnh đã có một vụ chiêm - xuân thắng lợi. Theo thống kê của Sở NN& PTNT, hầu hết các chỉ tiêu đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Kết quả này đặc biệt ý nghĩa trong bối cảnh vụ chiêm - xuân năm nay phải đối mặt với nhiều thách thức, nhất là diễn biến bất lợi của tình hình thời tiết cực đoan.

 

Bước vào sản xuất vụ chiêm - xuân 2014, các địa phương trong tỉnh đều chịu ảnh hưởng liên tiếp của các đợt không khí lạnh. Đáng kể nhất là đợt rét đậm, rét hại từ ngày 10 - 19/2 đã làm trên 760 ha lúa đã cấy bị chết phải cấy lại hoàn toàn, trên 1.000 ha lúa phải cấy dặm, cấy dồn và gần 17 tấn mạ bị chết rét. Sau khi đã khắc phục hậu quả và dần ổn định sản xuất, đến trung tuần tháng 4, toàn tỉnh tiếp tục chịu ảnh hưởng của mưa to và gió lốc cục bộ. Cao điểm là các đợt gió lốc liên tiếp trong hai đêm 24 - 25/4 khiến trên 4.540 ha ngô và rau màu bị thiệt hại, trong đó, 2.410 ha bị thiệt hại nặng không có khả năng phục hồi. Trước diễn biến phức tạp của thời tiết cực đoan, ngành nông nghiệp và hệ thống chính quyền các cấp đã tích cực vào cuộc, đẩy mạnh chỉ đạo sản xuất nhằm hỗ trợ nông dân khắc phục hậu quả do thiên tai, giảm thiểu mức độ thiệt hại gây ra cho sản xuất nông nghiệp.

 

Trong vụ này, toàn tỉnh đã gieo trồng khoảng 71.776 ha các loại cây, vượt 2,23% kế hoạch đề ra, tăng 2,78% so với cùng kỳ năm trước. Ngay từ đầu vụ, Sở NN&PTNT tập trung chỉ đạo sử dụng tối đa giống lúa ngắn ngày năng suất cao, gieo cấy theo đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo khung thời vụ và cơ cấu giống lúa tập trung trà xuân muộn (chiếm 82,1% diện tích). Các địa phương đã chủ động chuẩn bị đủ lượng giống, vật tư đảm bảo chất lượng phục vụ sản xuất; đồng thời tích cực bám sát đồng ruộng, tăng cường BVTV, quản lý và khai thác tốt hệ thống công trình thủy lợi để chủ động điều tiết nước, chống hạn cho cây lúa và các cây màu vụ xuân. Trong vụ, toàn tỉnh đã gieo cấy 16.240 ha lúa, khoảng 23.460 ha ngô, cơ cấu cây màu chủ lực gồm có rau, đậu, bí xanh, lạc, dưa, khoai lang... Đến thời điểm này, các địa phương tập trung thu hoạch các loại cây trồng vụ xuân để kịp thời giải phóng đất cho sản xuất vụ mùa, hè - thu. Theo báo cáo nhanh từ phòng NN&PTNT các huyện, thành phố, đến ngày 15/6, toàn tỉnh đã gặt trên 10.000 ha lúa xuân, đạt gần 50% diện tích gieo cấy, năng suất bình quân đạt khoảng 56 tạ/ha, nhiều địa bàn đạt năng suất đạt trên 60 tạ/ha. Tuy nhiên, năng suất bình quân của cây ngô chỉ đạt mức 40 tạ/ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước do trong vụ đã có trên 4.540 ha ngô bị gãy đổ dẫn đến năng suất giảm mạnh. Ứớc tính trong vụ này, sản lượng lương thực cây có hạt đạt khoảng 18,5 vạn tấn, tương đương cùng kỳ năm trước. Các loại cây khác như lạc, đậu tương, mía, sắn, khoai lang, rau đậu... cũng đang cho thu hoạch rộ, về cơ bản vẫn đảm bảo diện tích, sản lượng tương đương cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện một số loại cây trồng mới cho hiệu quả kinh tế vượt trội so với các loại cây trồng truyền thống. Toàn tỉnh hiện có trên 1.500 ha cam, 690 ha bưởi, 6.800 ha mía, 100 ha su su lấy ngọn, 80 ha tỏi tía, 750 ha bí xanh... Các địa phương đã tích cực chuyển đổi trên 500 ha đất lúa, màu kém hiệu quả sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Đến nay đã có trên 7.500 ha đất lúa được chuyển sang cây trồng khác, toàn tỉnh có khoảng 10.000 ha đất sản xuất nông nghiệp (chiếm 15% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp) gieo trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi ha/vụ.

 

Đánh giá cao sự chủ động trong sản xuất, đồng chí Vương Đắc Hùng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: Mặc dù thời tiết diễn biến phức tạp ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, song ngành nông nghiệp và các địa phương đã quyết liệt chỉ đạo sản xuất, tích cực khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra, hoàn thành đạt và vượt nhiều chỉ tiêu kế hoạch.

 

Đề cập đến kế hoạch sản xuất vụ mùa, hè - thu sắp tới, đồng chí Phó Giám đốc Sở NN&PTNT nhấn mạnh: Trong vụ chiêm - xuân 2014, số giờ nắng thấp hơn trung bình nhiều năm nên thời gian sinh trưởng của lúa và các loại cây màu kéo dài hơn trung bình nhiều năm từ 7-10 ngày. Như vậy, thời gian từ khi thu hoạch lúa, cây màu vụ xuân để giải phóng đất và gieo cấy lúa mùa, trồng cây màu hè - thu rất khẩn trương. Sở NN&PTNT đề nghị các địa phương chỉ đạo thu hoạch nhanh, gọn cây trồng vụ chiêm - xuân. Trên diện tích đã thu hoạch xong cần tranh thủ làm đất ngay. Hạn chế tối đa việc đốt rơm, rạ nên sử dụng rơm, rạ làm chất độn chuồng, làm phân ủ hay cày vùi xuống ruộng để trả lại dinh dưỡng cho đất. Để đảm bảo gieo cấy lúa mùa, trồng cây màu hè - thu trong khung thời vụ tốt nhất, các địa phương cần chủ động nguồn giống, vật tư nông nghiệp, ưu tiên sử dụng những giống có thời gian sinh trưởng ngắn (dưới 115 ngày) và cấy trà mùa sớm trên những chân ruộng 2 lúa có sản xuất vụ đông.

 

 

 

                                                                    Thu Trang

 

 

 

Các tin khác


Vùng cao Đà Bắc nuôi lợn bản địa, cải thiện thu nhập

(HBĐT) - Những năm trở lại đây, chăn nuôi lợn bản địa được nhiều hộ dân trên địa bàn huyện vùng cao Đà Bắc chú trọng. Điều này không chỉ phù hợp với điều kiện của địa phương, mà còn đem lại hiệu quả kinh tế khá.

Huyện Cao Phong: Xây dựng sản phẩm OCOP gắn với phát triển vùng nguyên liệu

(HBĐT) - "Căn cứ vào kế hoạch của UBND tỉnh, năm 2023, huyện Cao Phong đã đăng ký thực hiện 3 sản phẩm OCOP là cao nghệ đen của HTX Ngọc Sáng, xã Bắc Phong; rượu mía Thạch Yên và rượu nếp râu Thạch Yên. Rút kinh nghiệm trong quá trình xây dựng các sản phẩm OCOP, năm nay, huyện Cao Phong chú trọng vào những sản phẩm có tính ổn định về vùng nguyên liệu, các sản phẩm chế biến và đảm bảo sản lượng để cung cấp ra thị trường", đồng chí Bùi Văn Dán, Trưởng phòng NN&PTNT huyện cho biết.

Thịt chua Lâm Tin - hương vị đậm đà khó quên

(HBĐT) - Vị béo ngậy, chua thanh nhẹ của thịt lợn được lên men, vị bùi của thính ngô, hương thơm của hạt dổi tạo nên hương vị đậm đà, thơm ngon khó có thể nhầm lẫn khi thưởng thức thịt chua Lâm Tin. Điều này cũng lý giải tại sao sau khi được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh, sản phẩm thịt chua Lâm Tin của hộ kinh doanh Bùi Thị Tin, phố Lâm Hóa, xã Vũ Bình (Lạc Sơn) ngày càng mở rộng thị trường và được người tiêu dùng đánh giá cao.

Thành phố Hòa Bình: Hỗ trợ nông dân xây dựng sản phẩm OCOP

(HBĐT) - Nhiệm kỳ 2018 - 2023, các cấp Hội Nông dân TP Hoà Bình đã đẩy mạnh các hoạt động đồng hành, tư vấn, hỗ trợ hội viên nông dân (HVND) xây dựng sản phẩm OCOP từ những nông sản thế mạnh của địa phương.

Người lao động xã Phú Thành chủ động việc làm tại chỗ

(HBĐT) - Với vị trí đường giao thông thuận tiện, người dân cần cù, tư duy nhạy bén trong khai thác, tận dụng lợi thế để phát triển kinh tế, làm giàu, xã Phú Thành (Lạc Thủy) triển khai thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững. Trên địa bàn xuất hiện nhiều doanh nghiệp, mô hình sản xuất, kinh doanh tiêu biểu, tạo nhiều việc làm tại chỗ thu hút lao động.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang: Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công để bứt tốc

Ngày 26/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã làm việc với lãnh đạo các tỉnh, thành phố Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh về thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giải ngân vốn đầu tư công, xây dựng hạ tầng xuất nhập khẩu, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và phòng, chống tội phạm trên địa bàn 9 tháng năm 2023.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục