Thi công xây dựng tuyến đường liên xã Phú Lai - Đoàn Kết (Yên Thủy).

Thi công xây dựng tuyến đường liên xã Phú Lai - Đoàn Kết (Yên Thủy).

(HBĐT) - Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh ta nói riêng và cả nước nói chung, do nhiều nguyên nhân khác nhau, tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản, chậm quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành sử dụng vốn Nhà nước diễn ra khá phổ biến đã gây ảnh hưởng xấu đến an ninh tài chính, an toàn nợ công và tăng trưởng kinh tế bền vững.

 

Trước thực trạng đó, ngày 27/12/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 27/CT-TTg “Về việc tăng cường, đẩy mạnh công tác quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành sử dụng vốn Nhà nước”. Theo đó, UBND tỉnh đã tổ hội nghị trực tuyến để quán triệt đến các  sở, ban, ngành và UBND huyện, thành phố trên địa bàn toàn tỉnh và giao cho Sở Tài chính tổng hợp các công trình chưa quyết toán đã đưa vào sử dụng từ năm 2005 báo cáo UBND tỉnh. Trên sơ sở báo cáo của các sở, ban, ngành và UBND huyện, thành phố, đến 30/4/2014, toàn tỉnh tồn tại 1.193 công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng từ năm 2005 chưa quyết toán. Trong đó có 196 công trình do UBND các huyện, thành phố và sở, ban, ngành làm chủ đầu tư, thuộc ngân sách tỉnh quyết toán, 790 công trình do cấp huyện làm chủ đầu tư, thuộc thẩm quyền cấp huyện quyết toán, 207 công trình do cấp xã làm chủ đầu tư  do ngân sách cấp xã hoặc cấp huyện  quyết toán.

 

Từ thực tế đó, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị với các Sở: Tài chính, KH&ĐT, Xây dựng, Kho bạc Nhà nước và một số ngành liên quan để đánh giá nguyên nhân tồn tại, tìm ra giải pháp đẩy nhanh tiến độ quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành trên địa bàn tỉnh. BCĐ quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành của tỉnh  được thành lập cho đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban cùng với các ngành là thành viên đã tập trung chỉ đạo, đôn đốc và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quyết toán theo đúng tinh thần Chỉ thị số 27/CT-TTg.

 

 Theo số  liệu    soát , tổng  hợp  của  Sở  Tài  chính, đến hết ngày 30/6/2014, các huyện, thành phố và sở, ban, ngành đã quyết toán được 724 công trình. Trong đó có 105 công trình do UBND các huyện, thành phố và sở, ban, ngành làm chủ đầu tư, thuộc ngân sách cấp tỉnh quyết toán; 529 công trình do cấp huyện làm chủ đầu tư, thuộc ngân sách cấp huyện quyết toán, 90 công trình do cấp xã làm chủ đầu tư do ngân sách cấp xã hoặc cấp huyện quyết toán. Đặc biệt, 2 huyện Yên Thuỷ, Lạc Sơn đã quyết toán dứt điểm các công trình tồn đọng. Như vậy, đến 30/6/2014, toàn tỉnh còn 469 công trình tồn đọng chưa lập báo cáo quyết toán gồm: 91 công trình do UBND các huyện, thành phố và sở, ban, ngành làm chủ đầu tư, thuộc ngân sách cấp tỉnh quyết toán, 261 công trình do cấp huyện làm chủ đầu tư, thuộc ngân sách cấp huyện quyết toán; 117 công trình do cấp xã làm chủ đầu tư do ngân sách cấp xã hoặc cấp huyện quyết toán.

 

Theo lãnh  đạo  Sở  Tài  chính, nguyên nhân và trách nhiệm của việc chậm quyết toán các dự án đã hoàn thành và đưa vào sử dụng thuộc nguồn vốn NSNN là do các chủ đầu tư, BQL dự án, nhất là cấp huyện chưa quan tâm đến công tác quyết toán dẫn đến việc chậm nộp báo cáo quyết toán, hồ sơ báo cáo quyết toán còn thiếu, chưa đảm bảo quy định; nhà thầu hoặc BQL dự án đã giải tán, hồ sơ bị thất lạc, việc lưu giữ hồ sơ của Chủ đầu tư chưa tốt dẫn đến thất lạc hồ sơ do các chủ đầu tư, BQL đợi thanh toán đủ vốn cho công trình hoàn thành mới  nộp hồ sơ quyết toán cho cơ quan tài chính; một số chủ đầu tư, BQL dự án năng lực yếu, cán bộ mới tiếp quản không quan tâm đền hồ sơ các công trình do người trước làm nên hồ sơ đề nghị quyết toán bị quên lãng; chế tài xử phạt các chủ đầu tư chậm nộp hồ sơ quyết toán chưa cụ thể, chưa có tính răn đe, chưa có hình thức kỷ luật nào đối với các chủ đầu tư chậm nộp báo cáo quyết toán. 

 

Với tổng số 469 công trình từ  năm 2005 đến  nay tồn đọng chưa lập báo cáo quyết toán, Sở Tài chính đưa ra lộ trình giải quyết dứt điểm vào cuối tháng 12/2014. Đồng thời, kiến nghị và đề xuất với UBND tỉnh một số biện pháp để giải quyết tình trạng này là: không giao dự án đầu tư mới cho các chủ đầu tư, BQL dự án có dự án chậm nộp báo cáo từ 24 tháng trở lên theo quy định về thời gian lập báo cáo quyết toán của Bộ Tài chính. Không bố trí kế hoạch vốn để thanh toán số vốn còn thiếu cho các dự án chậm nộp báo cáo quyết toán từ 12 tháng trở lên. Không cho phép nhà thầu đang có hợp đồng vi phạm quy định về thời gian lập hồ sơ quyết toán hợp đồng được tham gia đầu thầu dự án mới. Tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các dự án. Nghiêm túc chấp hành đầy đủ các quy định pháp luật hiện hành trong lĩnh vực quản lý đầu tư, xây dựng.

 

Ngoài các giải pháp trên, dư luận mong muốn các cơ quan có thẩm quyền cần có chế tài xử phạt cụ thể, đủ sức răn đe các chủ đầu tư chậm nộp hồ sơ quyết toán và xác định rõ trách nhiệm và có hình thức kỷ luật nghiêm khắc các cơ quan, tổ chức, cá nhân gây ra nợ đọng quyết toán xây dựng cơ bản. Có như vậy, các quy định của Nhà nước về tăng cường quản lý đầu tư mới được tuân thủ nghiêm túc.

 

 

 

                                                                Đức Phượng

 

 

 

 

Các tin khác


Quản lý, nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản

Những năm gần đây, hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, hội nhập quốc tế, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tăng cường năng lực công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP) nông, lâm, thủy sản. Từ đó góp phần nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh sản phẩm nông, lâm, thủy sản của tỉnh tại thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu, nhất là bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng.

Giá vàng sáng 29/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 29/4, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 83 - 85,22 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra).

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục