Đại biểu Nguyễn Cao Sơn phát biểu ý kiến thảo luận tại hội trường.

Đại biểu Nguyễn Cao Sơn phát biểu ý kiến thảo luận tại hội trường.

(HBĐT) - Chiều ngày 14/11, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về chủ trương xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

 

Phát biểu tại phiên thảo luận, đại biểu Nguyễn Cao Sơn, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh cho rằng, sau khi nghiên cứu Tờ trình Báo cáo đầu tư dự án xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải trình bày, tôi thấy rằng, việc cho chủ trương đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành trong giai đoạn hiện nay là hoàn toàn cần thiết, phù hợp với yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế. Cùng với xu hướng phát triển của hàng không quốc tế, với lợi thế về vị trí địa lý và tiềm năng phát triển giao thông hàng không, Việt Nam cũng cần sớm hình thành một cảng hàng không quốc tế đóng vai trò trung tâm trung chuyển trong khu vực là một nhu cầu thực tế và mang tính chiến lược phát triển. Hơn nữa, việc xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải hàng không khi Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất vượt công suất thiết kế và trở nên quá tải sẽ trở thành vấn đề cấp thiết trong vòng 3-4 năm tới. Việc lựa chọn vị trí quy hoạch và xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành đã được các cơ quan chuyên môn của ngành hàng không dân dụng nghiên cứu kỹ lưỡng từ năm 1993. Bên cạnh đó, các quy hoạch kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch chuyên ngành khác đã được phê duyệt cũng đồng bộ với việc hình thành nên cảng hàng không quốc tế Long Thành. Nhiều công trình quy hoạch đã được triển khai đầu tư, nhất là các tuyến giao thông tạo điều kiện kết nối thuận tiện giữa Cảng hàng không quốc tế Long Thành với thành phố Hồ Chí Minh và các vùng lân cận.

 

Đây là một dự án phù hợp với Nghị quyết của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội khi thực hiện giải pháp đột phá về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Dự án này vừa cần thiết, vừa cấp thiết khi thực hiện quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt, nhất là quy hoạch kinh tế - xã hội của quốc gia đến năm 2030, quy hoạch phát triển ngành giao thông, quy hoạch phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Về mục tiêu đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành từng bước đạt cấp 4F (theo phân cấp của ICAO); giữ vai trò là Cảng hàng không quốc tế cửa ngõ lớn và quan trọng bậc nhất của quốc gia, dự kiến trong tương lai sẽ trở thành một trong những trung tâm trung chuyển vận tải hàng không tại khu vực Đông Nam Á.

 

Theo số liệu thống kê, trong vòng 15 năm qua (1999 - 2013), sản lượng hành khách thông qua Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đạt tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm 13,8% về hành khách (16,7% quốc nội và 11,2 % quốc tế) và 12,9% về hàng hóa (14,7% quốc nội và 12,2% quốc tế). Trong năm 2013, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đã đạt lưu lượng 20 triệu hành khách/năm, dự kiến đến năm 2016 - 2017 sẽ đạt công suất thiết kế là 25 triệu hành khách/năm và sẽ trở nên quá tải vào những năm sau đó (dự kiến đến năm 2025 sản lượng hành khách là 40,4 triệu hành khách/năm; đến năm 2030 đạt 53,4 triệu hành khách). Thực tiễn thời gian qua, hoạt động khai thác tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất tại nhiều thời điểm đã rơi vào tình trạng quá tải; nhà ga hành khách hiện hữu đã khai thác hết công suất thiết kế. Do đó, việc phải nhanh chóng đầu tư xây mới một cảng hàng không nhằm đáp ứng sự quá tải của Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất là cần thiết, bởi sau năm 2017 thì Tân Sơn Nhất không thể đáp ứng được nữa. Nếu nâng công suất thiết kế của Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất lên gấp đôi thì các đường phố của TP Hồ Chí Minh ra vào sân bay sẽ bị ách tắc.

 

So sánh với các thành phố của một số nước như Hồng Kông, Osaka, Seul người ta xây sân bay ngoài biển, rất tốn kém, để đổi lấy việc được hoạt động 24/24 giờ tránh gây tiến ồn, ảnh hưởng môi trường, còn nếu xây gần thành phố thì phải đóng cửa từ nửa đêm đến sáng, các cơ quan quản lý và dân không cho phép bay. Sớm muộn vài năm tới nước ta cũng sẽ phải làm như vậy, không để sân bay Tân Sơn Nhất hoạt động 24/24giờ mãi đuợc làm ảnh huởng đến đời sống của nhân dân.

 

Theo báo báo cáo, Dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành dự kiến chia thành 3 giai đoạn. Giai đoạn 1: Đầu tư nhà ga hành khách công suất 25 triệu khách/năm, nhà ga hàng hóa công suất 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm, 2 đường cất hạ cánh song song có cấu hình đóng, nhằm chia sẻ sự quá tải cho Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.

 

Về nguồn vốn ODA trong Giai đoạn 1: Chính phủ báo cáo rằng doanh nghiệp vay lại từ Chính phủ và tự trả nợ. Về khả năng trả nợ, theo báo cáo của Bộ Tài chính về vấn đề nợ công thì các khoản vay của ngành hàng không đều trả nợ đúng hạn.

 

Về nguồn vốn xã hội hóa (từ các doanh nghiệp, theo hình thức đối tác công - tư…): Đây là dự án có tỷ lệ vốn xã hội hóa cao (chiếm trên 56 % tổng mức đầu tư giai đoạn 1) vì bản thân các hạng mục như nhà ga hành khách, nhà ga hàng hóa... đều có khả năng hoàn vốn cao, nhà đầu tư tự thu xếp vốn, không cần Chính phủ bảo lãnh.

 

Riêng phần vốn ngân sách, Báo cáo giải trình xin ngân sách hỗ trợ là 21.849,4 tỷ đồng trong giai đoạn 1. Tuy nhiên, sau khi đề xuất sử dụng 5.000 tỷ đồng từ nguồn vốn cổ phần hóa Tổng công ty Cảng hàng không VN để hỗ trợ một phần chi phí giải phóng mặt bằng thì vốn ngân sách chỉ còn hơn 16 nghìn tỷ đồng, được phân bổ theo tiến độ dự án từ 2016-2026, đặc biệt trong Giai đoạn 1a, vốn ngân sách hỗ trợ là hơn 6.000 tỷ đồng, được phân bổ từ 2016-2025, nên theo tôi, khả năng ngân sách là hoàn toàn cân đối được.

 

Việt Nam được đánh giá có vị trí địa lý, kinh tế và chính trị quan trọng trong khu vực và Dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội không chỉ ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam mà của cả nước. Thiết nghĩ đây là dự án quan trọng quốc gia, chúng ta phải xây dựng sân bay tính cho tầm nhìn 100 năm sau, là động lực phát triển xã hội cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là nhân tố thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đánh dấu bước phát triển mới của ngành hàng không Việt Nam và góp phần đưa nước ta cơ bản trở thành công nghiệp hóa hiện đại hóa vào năm 2020. Trên cơ sở đó, Tôi đồng tình thông qua chủ trương đầu tư dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành tại kỳ họp này để Chính phủ sẽ có thời gian chuẩn bị các bước tiếp theo./.

 

 

 

 

                                                   Bích Ngọc

                       Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh (TH)

 

 

 

Các tin khác


Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục