Cam Cao Phong đã và đang là hướng phát triển kinh tế hiệu quả của huyện và ngày càng mang lại giá trị kinh tế cao cho nhiều hộ gia đình ở địa phương.  ảnh: P.V

Cam Cao Phong đã và đang là hướng phát triển kinh tế hiệu quả của huyện và ngày càng mang lại giá trị kinh tế cao cho nhiều hộ gia đình ở địa phương. ảnh: P.V

(HBĐT) - Chỉ dẫn địa lý Cao Phong cho sản phẩm cam của huyện Cao Phong được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý vào tháng 11/2014. Hiện nay, tổng diện tích cam toàn huyện đạt 1.200 ha với sản lượng năm 2014 ước đạt 16.500 tấn. Xác định cây có múi là cây trồng chủ lực tại địa phương, tỉnh đã áp dụng nhiều tiến bộ KH -KT để phát triển vùng trồng cam. Cũng từ kết quả này, người trồng cam có thêm cơ hội để hoàn thiện quy trình canh tác theo các tiêu chuẩn tiên tiến như VietGap, áp dụng các tiến bộ của thế giới vào sản xuất như sử dụng hệ thống tưới theo công nghệ Israel... Nhờ kết quả của nhiều năm xây dựng, bảo tồn, lựa chọn và phục tráng nguồn gen quý của cây cam mà hệ số nhân giống cây cam nhanh hơn, chất lượng tốt hơn, đem lại năng suất và giá trị kinh tế ngày một cao hơn.

 

VietGap, áp dụng các tiến bộ của thế giới vào sản xuất như sử dụng hệ thống tưới theo công nghệ Israel... Nhờ kết quả của nhiều năm xây dựng, bảo tồn, lựa chọn và phục tráng nguồn gen quý của cây cam mà hệ số nhân giống cây cam nhanh hơn, chất lượng tốt hơn, đem lại năng suất và giá trị kinh tế ngày một cao hơn.

 

Ngày 13/6/2014, BTV Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TU về phát triển một số sản phẩm trong lĩnh vực trồng trọt trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2014-2020, trong đó, cây có múi được xác định là một trong những cây chủ lực. UBND tỉnh đã có quyết định phê duyệt quy hoạch vùng đủ điều kiện sản xuất cam an toàn tập trung đến năm 2020 với quy mô 5.085 ha.

 

Với phong trào trồng và diện tích tăng nhanh hàng năm, chất lượng đảm bảo, có thể nói tiềm năng về một thị trường rộng lớn, ổn định đang mở ra cho sản phẩm cam Cao Phong. Xây dựng một thương hiệu chung để nâng tầm giá trị kinh tế, đồng thời bảo hộ sản phẩm là vấn đề bức thiết đặt ra. Việc xây dựng chỉ dẫn địa lý để quy hoạch, phát triển vùng chuyên canh cam một cách hợp lý là yêu cầu khách quan, tất yếu.

 

Quyết tâm xây dựng thương hiệu cho nông đặc sản này, tỉnh đã đồng ý để Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Trung tâm Phát triển hệ thống nông nghiệp - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam xây dựng hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý “Cao Phong” cho sản phẩm cam của huyện Cao Phong.

 

Chỉ dẫn địa lý “Cao Phong” bước đầu được bảo hộ cho 4 giống cam: CS1, cam Xã Đoài lùn, cam Xã Đoài cao và cam Canh - vốn là các giống cam có nguồn gốc di thực từ cam Xã Đoài (Nghệ An), cam Canh (Vân Canh) nhưng có lẽ do hợp đất, hợp nước nên khi được trồng trên đất Cao Phong, những loại cam này có chất lượng đặc trưng khác với giống gốc như: mọng nước hơn, vị ngọt nhẹ, vỏ quả màu vàng óng và được người tiêu dùng ưa chuộng. Đây chính là các tiêu chuẩn chất lượng đặc thù được tạo nên bởi điều kiện tự nhiên, con người tại địa phương. Trong quá trình xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cam của huyện Cao Phong, các nhà nghiên cứu đã thực hiện điều tra về danh tiếng của sản phẩm; xác định nguồn gốc, đặc tính sản phẩm; xác định tính chất đặc thù; các yếu tố ngoại cảnh; xây dựng bản đồ khu vực địa lý; xây dựng lôgô và nhãn mác sản phẩm.

 

Chứng nhận chỉ dẫn địa lý “Cao Phong” cho sản phẩm cam của huyện Cao Phong là chỉ dẫn địa lý đầu tiên được cấp cho tỉnh Hòa Bình. Những hộ nằm trong vùng sử dụng chỉ dẫn địa lý sẽ có sản phẩm cam mang tên gọi chung. Những trái cam vàng mọng, ngọt thơm từ những đồi cam bạt ngàn tại thị trấn Cao Phong, các xã: Tây Phong, Bắc Phong, Dũng Phong, Tân Phong và Thu Phong từ nay sẽ đứng chung dưới tên gọi chung - cam Cao Phong. Ngành khoa học sẽ hướng tới một mục tiêu xa hơn, đó là từng bước xây dựng bộ tiêu chuẩn canh tác thống nhất cho cam Cao Phong như tiêu chuẩn nông sản chất lượng cao của Việt Nam (VietGap) hoặc xa hơn, tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu (GlobalGap) như đã áp dụng cho các sản phẩm nông sản khác trong cả nước, vươn tới thị trường nước ngoài với kỳ vọng đưa sản phẩm cam bước vào các siêu thị, đại siêu thị, hướng tới xuất khẩu và mở ra hướng đi mới cho ngành công nghiệp chế biến tại vùng đất này. Quả cam từ chỗ chỉ được sử dụng làm sản phẩm tiêu dùng trực tiếp sẽ được chế biến thành nhiều loại sản phẩm đa dạng mà vẫn giữ vị ngọt thơm.

 

Việc phát triển chỉ dẫn địa lý được biết đến như một hướng đi chiến lược cho việc bảo tồn đa dạng sinh học, văn hóa truyền thống và tăng cường khả năng cạnh tranh trong thương mại, giúp thúc đẩy tiềm năng của các nguồn lực địa phương nhằm phát triển và nâng cao hệ thống sản xuất nông thôn trong bối cảnh toàn cầu hóa; thúc đẩy cuộc chiến chống lạm dụng và gian lận thương mại, nâng cao nhận thức của người tiêu dùng và tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm.

 

Để cam Cao Phong thật sự trở thành loại hàng hóa có giá trị kinh tế cao, đồng thời duy trì được chất lượng, danh tiếng, các cấp, ngành, địa phương và những người trồng cam phải thực sự coi thương hiệu đã có là “tài sản trí tuệ” của chính mình để chung tay thực hiện các hoạt động duy trì được danh tiếng và niềm tin của người tiêu dùng với sản phẩm cam Cao Phong; quản lý tốt chất lượng sản phẩm; đa dạng hóa các kênh tuyên truyền, quảng bá; tìm kiếm và mở rộng thị trường cho sản phẩm... Ngoài các giải pháp về kỹ thuật sản xuất cần tiến hành các giải pháp quản lý chất lượng sản phẩm, quản lý chỉ dẫn địa lý và khai thác thị trường. Bên cạnh đó, đề nghị không mở rộng diện tích giống cam Cao Phong ngoài vùng bảo hộ chỉ dẫn địa lý nhằm duy trì danh tiếng và chất lượng của sản phẩm, hạn chế những tác động tiêu cực của thị trường tiêu thụ, cung vượt cầu.

 

Huyện Cao Phong cần tập trung chỉ đạo áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh nâng cao chất lượng quả. Trong quản lý thương hiệu phải hướng tới xây dựng các nhóm hộ hoặc hội cam để nâng cao hiệu quả sử dụng chỉ dẫn địa lý.

 

Các hộ trồng cam - chủ thể chính tạo nên thương hiệu cam Cao Phong, cũng là những người được hưởng lợi từ chỉ dẫn địa lý Cao Phong - cần nâng cao ý thức tự bảo vệ uy tín, chất lượng cho sản phẩm của mình; gắn quyền lợi với trách nhiệm bảo vệ danh tiếng của sản phẩm; chủ động trong quản lý, phát triển chỉ dẫn địa lý Cao Phong  thông qua việc nâng cao chất lượng sản phẩm đầu vào (đầu tư mua giống tốt, phân bón tốt), tự đào tạo nâng cao kỹ thuật canh tác sản phẩm theo quy trình đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tự kiểm soát chất lượng sản phẩm tại chỗ... Đồng thời cần mạnh dạn tiếp cận và mở rộng thị trường. Có như vậy, cam Cao Phong sẽ không chỉ là một đặc sản ở tỉnh Hòa Bình mà sẽ còn trở thành một hướng phát triển kinh tế hiệu quả của tỉnh và ngày càng mang lại giá trị kinh tế cao cho chính những người dân nơi đây đúng như mục đích cuối cùng của việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý mang lại.

 

 

                                                        TS. Đỗ Hải Hồ

                                    (Giám đốc Sở khoa học và công nghệ)

 

 

 

Các tin khác


Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Huyện Yên Thủy lan tỏa phong trào xây dựng vườn mẫu

Với sự hỗ trợ của huyện và sự vào cuộc của các phòng, ban, ngành, người dân…, thời gian qua, huyện Yên Thủy đã triển khai có hiệu quả Đề án hỗ trợ xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và vườn mẫu thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Yên Thủy, giai đoạn 2021 - 2025. Huyện tích cực vận động, hỗ trợ người dân cải tạo vườn tạp, hình thành những mô hình vườn mẫu cho hiệu quả kinh tế cao.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Đất thức Kim Bôi

Chúng tôi cảm nhận rõ nét sự thay đổi trong tư duy, nhận thức, cách làm, trong diện mạo vùng đất Kim Bôi thời điểm cán bộ và nhân dân nỗ lực thi đua lập thành tích chào mừng ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày Quốc tế Lao động. Cấp ủy, chính quyền đổi mới và nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành, tập trung chỉ đạo những nhiệm vụ chính trị, trọng tâm đột phá. Kim Bôi đã định hình được hướng phát triển, chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ các dự án đầu tư vào lĩnh vực đô thị, du lịch, dịch vụ, khai thác tiềm năng nguồn nước khoáng, cảnh quan thiên nhiên.

Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục