Khu du lịch suối khoáng Kim Bôi được đầu tư thu hút đông đảo du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng.

Khu du lịch suối khoáng Kim Bôi được đầu tư thu hút đông đảo du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng.

(HBĐT) - Huyện Kim Bôi có nhiều tiềm năng và điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch thành một ngành kinh tế quan trọng, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Hiện nay, huyện đang triển khai nhiều giải pháp để khai thác tiềm năng, thu hút khách du lịch.

 

Thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho Kim Bôi tiềm năng du lịch phong phú với hệ thống các hang động đẹp, nhiều thác nước, những cánh rừng nguyên sinh, thung lũng thơ mộng, thắng cảnh đẹp. Huyện có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống mang lại nền văn hoá giàu bản sắc với các lễ hội truyền thống như: hội xuân, lễ khuống mùa, Dộng chùa, lễ hạ điền, lễ mừng cơm mới, lễ mở cửa rừng, Hội đọc mong (săn thú), hội đánh cá, Tết nhảy, cấp sắc... và các trò chơi dân gian tung còn, đánh mảng, đánh đuống, đánh khăng, cò le, chơi đu, thi đi cà kheo, kéo co, đẩy gậy, bắn nỏ, gọi nàng khọt vẫn được duy trì thường xuyên và một số trò chơi, lễ, hội đang được phục dựng. Đến Kim Bôi, du khách được thưởng thức nền âm nhạc có nhiều làn điệu dân gian với các nhạc cụ đặc sắc như hoà tấu cồng chiêng xéc bùa, cò ke ống sáo, hát đối đáp trai gái, rằng thường, bộ mẹng Thưởng thức các món ẩm thực truyền thống đặc sắc với cơm lam, nếp cẩm, thịt gà măng chua, thịt trâu lá lồm, cá ốt, thịt chua với rượu xả, rượu cần. Kim Bôi còn là nơi có khu mộ cổ Đống Thếch ở xóm Chiềng, xã Vĩnh Đồng có từ nửa cuối thế kỷ XVII thời Lê với hàng ngàn cột đá lớn nhỏ được khắc chữ Hán, Bộ VH -TT&DL xếp hạng di tích quốc gia. Hiện nay, một số điểm du lịch sinh thái, thắng cảnh của huyện đã được quy hoạch, đầu tư và thu hút đông đảo khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng. Trong đó phải kể đến suối khoáng Kim Bôi, xóm Mớ Đá, xã Hạ Bì, khu du lịch Suối Thác, xã Tú Sơn; khu du lịch Resort xã Vĩnh Tiến và hệ thống các nhà nghỉ, nhà hàng được tư nhân đầu tư khai thác.

 

Tuy nhiên, theo đánh giá của Ban chỉ đạo Du lịch huyện, hiện nay, ngành du lịch còn gặp không ít những khó khăn, đó là: sự gắn kết các điểm du lịch thành các tua, tuyến còn hạn chế. Các sản phẩm du lịch còn đơn điệu, chưa đáp ứng được yêu cầu của du khách. Nguồn lực đầu tư cho phát triển du lịch chưa đồng bộ. Trình độ, năng lực đội ngũ những người làm công tác du lịch còn hạn chế. Công tác thông tin quảng bá về du lịch chưa được chú trọng đúng mức. Sự phát triển của ngành du lịch chưa xứng với tiềm năng, chưa đóng góp được nhiều vào nền kinh tế của huyện. Bình quân mỗi năm, huyện đón trên 10 vạn lượt khách đến tham quan du lịch, nghỉ dưỡng. Doanh thu từ du lịch - dịch vụ đạt trên 54 tỷ đồng. Riêng năm 2014, huyện đón 88.279 lượt khách đến tham quan du lịch, doanh thu ước đạt 49.820 triệu đồng.

 

Để khắc phục những hạn chế, yếu kém trong phát triển du lịch, hàng năm, huyện đều tổ chức đánh giá những kết quả đã đạt được của Đề án phát triển du lịch huyện Kim Bôi giai đoạn 2011- 2015 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ, các giải pháp cụ thể trong thời gian tới. Trong năm 2014- 2015, huyện tập trung các nhóm giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý. Tăng cường thông tin quảng bá các sản phẩm du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền, giới thiệu bản sắc văn hoá, con người và tài nguyên, tiềm năng du lịch của Kim Bôi với du khách trong nước và quốc tế. Xây dựng các thương hiệu du lịch mang bản sắc quê hương Mường Động. Chú trọng giải quyết những vướng mắc cơ chế chính sách, tạo điều kiện liên doanh, liên kết với các nhà đầu tư, tranh thủ các nguồn vốn để đầu tư khai thác tiềm năng du lịch, xây dựng cơ sở hạ tầng, giải phóng mặt bằng cho các dự án phát triển du lịch. Vận dụng sáng tạo các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về du lịch; có chính sách thu hút các nguồn lực để phát triển du lịch, trong đó đặc biệt coi trọng nguồn nhân lực con người

 

                                                             Hương Lan

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục