Đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh công bố Dự án quy hoạch vùng rau an toàn của tỉnh từ nay đến năm 2020

Đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh công bố Dự án quy hoạch vùng rau an toàn của tỉnh từ nay đến năm 2020

(HBĐT) - Ngày 30/1, Sở NN &PTNT đã tổ chức công bố Dự án quy hoạch vùng đủ điều kiện sản xuất rau an toàn của tỉnh từ nay đến năm 2020 theo Quyết định số 2364, ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh.

 

Theo Dự án quy hoạch, tính từ nay đến năm 2020 toàn tỉnh có khoảng 9.218, 5 ha đất canh tác sản xuất rau tập trung. Trong đó có khoảng 5.299, 5 ha đất canh tác có đủ điều kiện để sản xuất rau an toàn trên địa bàn TP Hòa Bình và các huyện Tân Lạc, Mai Châu, Kim Bôi, Lương Sơn, Kỳ Sơn, Đà Bắc, Cao Phong. Đối tượng quy hoạch tập trung vào các loại rau truyền thống đồng thời đưa vào sản xuất các giống mới có năng suất, chất lượng cao được thị trường chấp nhận, từng bước đưa vào sản xuất các loại rau cao cấp như ngô bao tử, dưa chuột bao tử, dưa chuột Nhật, ớt... Về thời vụ, sẽ chủ động tăng dần cơ cấu diện tích vụ hè thu. Dự kiến, đến năm 2020 các loại rau có nguồn gốc ôn đới chiếm khoảng trên 55% sản lượng rau an toàn của tỉnh.

 

Theo đó, tổng nhu cầu nguồn vốn đầu tư để thực hiện Dự án từ nay đến năm 2020 là 292.232 triệu đồng. Trong đó, vốn NSNN 121.260 triệu đồng, vốn tự có (doanh nghiệp và hộ gia đình) 49.298 triệu đồng, vốn vay 85.826 triệu đồng, vốn khác 35.828 triệu đồng. Việc đầu tư trước hết ưu tiên lựa chọn vùng tập trung có diện tích lớn và có điều kiện thuận lợi để đầu tư cơ sở hạ tầng khép kín và tác động các giải pháp đồng bộ nhằm hình thành các vùng sản xuất rau an toàn tập trung trọng điểm. Ngoài ra, sẽ hỗ trợ đầu tư xây dựng 4 mô hình trình diễn về sản xuất rau an toàn trập trung, mỗi mô hình có diện tích khoảng 15ha - 20ha. Để xây dựng thành công vùng rau an toàn, theo đề án, các ngành chức năng và các địa phương sẽ tập trung vào tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; tăng cường công tác khuyến nông và nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ; đẩy mạnh tuyên truyền, xúc tiến thương mại, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ; củng cố, hình thành các hình thức hợp tác, các doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực; dồn điền đổi thửa trong vùng quy hoạch; quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm và xây dựng các chính sách hỗ trợ...

 

Theo đó, việc tổ chức thực hiện Đề án sẽ giao cho Sở NN &PTNT tỉnh chủ trì theo dõi, đôn đốc thực hiện công tác quy hoạch, hướng dẫn UBND các huyện, thành phố tổ chức sản xuất rau an toàn tạo thành các vùng tập trung gắn với tiêu thụ sản phẩm...

 

 

 

 

                                                                      Thu Trang

 

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục