Nhờ nuôi dê núi, gia đình ông Bùi Văn Xộn, xóm Đá I, xã Lỗ Sơn đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Nhờ nuôi dê núi, gia đình ông Bùi Văn Xộn, xóm Đá I, xã Lỗ Sơn đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

(HBĐT) - “Tết năm nay, gia đình tôi chỉ cần bán 1 hoặc 2 con dê là có đủ tiền để mua sắm, chẳng phải lo đứt bữa như cách đây 5 năm trước nữa”. Đó là chia sẻ của ông Bùi Văn Xộn, xóm Đá I, xã Lỗ Sơn (Tân Lạc) - người cách đây 7 năm đã quyết định rời làng lên núi lập nghiệp và “cái duyên” với con dê núi đã giúp gia đình ông thoát nghèo.

 

Còn gần 1 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán nhưng trên bưa Tì Tăng, truớc lều trại của gia đình ông Xộn, một bức tranh sinh động, đầy sắc xuân đã hiện hữu với sắc hồng phớt của những nụ đào rừng và tiếng kêu be be của gần 40 con dê. Trong căn lều nhỏ, ông Xộn kể về quyết định rời làng lên núi của mình. Theo lời ông, ở xóm Đá I, gia đình thuộc diện nghèo khó, vợ ông mất sớm nên cuộc sống trăm bề thiếu thốn. Mặc dù, quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” nhưng cũng chẳng đủ ăn. Thấy bưa Tì Tăng nằm dưới chân núi Cau có địa hình bằng phẳng, thuận lợi phát triển kinh tế nên năm 2008, ông quyết định lên đây làm lều trại để trồng trọt, chăn nuôi.

 

2 năm đầu ông trồng ngô, sắn, nuôi gà, lợn rồi trồng xoan, mỗi thứ một ít nên hiệu quả đem lại cũng chẳng là bao. Sau bao đêm trăn trở, ông nhận thấy, những dãy núi sau nhà là điều kiện rất tốt để chăn thả gia súc, trong đó con dê núi là phù hợp hơn cả.

 

Năm 2010, con trai ông là Bùi Văn Sinh tích cóp được ít vốn, ông liền mua hai con dê sinh sản (đều có chửa) ở huyện Lạc Sơn về nuôi thử. Với bàn tay chăm sóc của ông và điều kiện khí hậu, nguồn thức ăn dồi dào nên dê phát triển tốt. Lấy dê được hơn 1 tháng thì đẻ, con nào cũng đẻ 2 con và gần cuối năm đẻ thêm một lứa  nữa, nâng số dê nhà ông lên 10 con.

 

Thấy hiệu quả, 1 năm sau, ông mở rộng chuồng nuôi và mua thêm 4 con dê sinh sản khác. Sau 2 năm, đàn dê của gia đình ông đã tăng lên trên 20 con. Thấy ông Xộn nuôi dê núi hiệu quả, nhiều hộ gia đình trong xóm đã học tập, mua dê giống của gia đình ông.

 

4 năm trôi qua, tính đến nay, gia đình ông đã bán đến cả trăm con dê, thu về trên 100 triệu đồng. Riêng trong năm 2014, gia đình ông xuất chuồng gần hai chục con, thu về ngót 50 triệu đồng, một khoản thu nhập không nhỏ đối với bà con nơi đây. Nhờ đó mà kinh tế từng bước được cải thiện, gia đình ông làm được ngôi nhà sàn khang trang, mua được tivi, xe máy và nhiều đồ dùng thiết yếu khác.

 

Theo lời anh Bùi Văn Quang, trưởng thôn xóm Đá I, nơi đây là 1 trong 7 xóm khó khăn, thuộc diện 135 của xã Lỗ Sơn với 82 hộ, 331 nhân khẩu, 99% là người dân tộc Mường. Với địa hình chủ yếu là đồi núi nên trồng trọt, chăn nuôi là hướng đi chủ đạo và đuợc chú trọng trong XĐ -GN.

 

 “Gia đình ông Xộn không cam chịu đói nghèo đã tận dụng được điều kiện tự nhiên và phát triển chăn nuôi dê núi đem lại hiệu quả kinh tế cao, nay đã thoát nghèo và từng ngày vươn lên làm giàu. Đây là hướng đi đúng đắn để bà con trong xóm noi theo” - Trưởng thôn Bùi Văn Quang đánh giá.

 

 

              

 

                                                         Cao Viết Đào

                                        (Lớp Báo in  K31A1  HVBC&TT)

 

 

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục