Mỗi hộ chăn nuôi xã Ân Nghĩa (Lạc Sơn) chuẩn bị được 1 – 2 cây rơm làm thức ăn dự trữ cho trâu, bò vụ đông - xuân.

Mỗi hộ chăn nuôi xã Ân Nghĩa (Lạc Sơn) chuẩn bị được 1 – 2 cây rơm làm thức ăn dự trữ cho trâu, bò vụ đông - xuân.

(HBĐT) - Theo đồng chí Lương Thanh Hải – Chi cục trưởng Chi cục Thú y, diễn biến thời tiết phức tạp cộng thêm tình hình dịch bệnh LMLM đang xuất hiện ở một số tỉnh tiếp giáp với tỉnh là những mối lo ngại cần nâng cao sự chủ động đề phòng nhằm bảo vệ đàn gia súc, gia cầm đang vào cao điểm xuất bán và tái đàn trước, trong và sau Tết.

 

Hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm của tỉnh có 161.700 con trâu, bò, 345.000 con lợn và gần 3,8 triệu con gà, vịt, 29.365 con dê. Dự kiến trong dịp Tết, lượng đầu lợn và gia cầm cung cấp sản phẩm chăn nuôi phục vụ người tiêu dùng chiếm khoảng 60% tổng đàn. Cùng thời điểm này, các hộ chăn nuôi cũng đầu tư thêm con giống để bù vào số lợn và gia cầm đến kỳ xuất bán. Ở vụ đông - xuân 2014 - 2015, nhờ làm tốt công tác phòng ngừa nên đến nay toàn tỉnh mới có 1 con trâu chết đói, chết rét. Ngay từ khi bước vào thu hoạch vụ mùa, Sở NN & PTNT đã có công văn nhắc nhở kèm các văn bản triển khai đôn đốc việc thực hiện dự trữ thức ăn, các biện pháp phòng, chống đói rét, dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Tuy nhiên, nếu lượng thức ăn dự trữ cho đàn gia súc không tiếp tục được bổ sung trong những tháng 1, 2 của năm nay dễ dẫn đến nguy cơ vật nuôi bị đói.

 

Vào trung tuần tháng 1 vừa qua, toàn tỉnh đã hoàn thành đợt tổng vệ sinh tiêu độc, khử trùng đợt 4 với lượng thuốc cấp cho các địa phương 4.830 lít, tương đương với 1 triệu km2 chuồng trại, khu vực chăn nuôi. Ngoài ra, việc phun tiêu độc khử trùng ở tất cả các chợ đầu mối gia súc, gia cầm và một số tụ điểm buôn bán có nguy cơ lây nhiễm dịch động vật được duy trì. Đây cũng được xác định là một trong những biện pháp tổng hợp hữu hiệu phòng trừ dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Bên cạnh đó, một loạt các biện pháp tiếp tục được tăng cường dịp trước, trong, sau Tết Nguyên đán Ất Mùi, cụ thể là kiểm soát chặt tình hình vận chuyển gia súc, gia cầm ra, vào địa bàn thông qua hoạt động các chốt, trạm kiểm dịch động vật, thành lập các đoàn kiểm tra, kiểm soát giết mổ, kiểm tra, giám sát việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong tháng, các chốt kiểm dịch động vật đã kiểm soát được gần 90.000 con trâu, bò, lợn, gần 800.000 con gia cầm, 1,5 triệu quả trứng và hơn 6.000 kg nội tạng. Kiểm soát giết mổ động vật đối với khoảng 20.000 con trâu, bò, lợn, gần 50.000 con gia cầm.

 

Đồng chí Chi cục trưởng Chi cục Thú y nhận định: Thời tiết thay đổi, diễn biến phức tạp, nguy cơ lây lan, bùng phát cá loại dịch bệnh truyền nhiễm của gia súc, gia cầm từ các tỉnh giáp ranh đang rất lớn. Trong thời gian này, các địa phương đang tăng cường triển khai các biện pháp phòng - chống các loại dịch bệnh nguy hiểm như cúm gia cầm, LMLM, tai xanh. Một số dịch bệnh khác như: tụ huyết trùng, tiên mao trùng trâu, bò, dê, tụ huyết trùng, bệnh hen thở, niucatxon gà… trong điều kiện thức ăn thiếu, giá rét dài ngày cũng rất dễ bùng phát. Đề nghị hệ thống thú y cơ sở bám sát địa bàn, kịp thời báo cáo tình hình khi có dịch để chỉ đạo, không chế không để bùng phát, lan rộng. Bên cạnh đó, tiếp tục tuyên truyền, vận động người chăn nuôi phòng rét cho vật nuôi, đưa trâu, bò thả rông trên đồi, rừng về quản lý, chăm sóc tại nhà. Khuyến cáo hộ chăn nuôi cần quan tâm đến công tác vệ sinh phòng bệnh, nhất là đối với đàn gia súc, gia cầm giống mới nhập về. Với đàn đang nuôi cần vệ sinh, giữ ấm chuồng trại, có đủ thức ăn, nước uống hàng ngày, chăm sóc tốt để tăng sức đề kháng, đảm bảo kế hoạch tái sản xuất đợt tiếp theo.

                                                         

 

                                                                  Bùi Minh

 

 

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục