Tại buổi giao dịch xã Độc Lập (Kỳ Sơn), các tổ tiết kiệm và vay vốn nộp lãi đạt trên 90% lãi phải thu.

Tại buổi giao dịch xã Độc Lập (Kỳ Sơn), các tổ tiết kiệm và vay vốn nộp lãi đạt trên 90% lãi phải thu.

(HBĐT) - Những năm qua, nguồn vốn tín dụng của NHCSXH đã giúp cho hàng ngàn người dân huyện Kỳ Sơn có thêm nguồn vốn để phát triển sản xuất - kinh doanh, phục vụ đời sống và thực sự trở thành nguồn vốn quan trọng, không thể thiếu với hộ nghèo và các đối tượng chính sách, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, ổn định an sinh xã hội trên địa bàn.

 

Một ngày cuối năm, cùng với cán bộ tín dụng chúng tôi ngược dốc từ Dân Hạ lên xã vùng cao Độc Lập đúng ngày giao dịch của NHCSXH. Không khí tại điểm giao dịch diễn ra khẩn trương, sôi động làm cho thời tiết dường như bớt lạnh hơn. Các tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) lo việc nộp lãi cho các tổ viên. Phiên giao dịch cuối năm diễn ra suôn sẻ, tỷ lệ lãi phải thu đạt trên 90%. Sau phần giao dịch, cán bộ NHCSXH cùng với lãnh đạo xã và các tổ chức nhận uỷ thác, các tổ TK&VV tổ chức họp giao ban định kỳ đánh giá lại những kết quả đã đạt được trong năm và đề ra những giải pháp hoạt động hiệu quả cho năm tới.  

Chúng tôi đến thăm mô hình kinh tế của gia đình chị Bùi Thị Yên, xóm Nội. Gia đình chị có 4 khẩu, trước đây là hộ nghèo của xã. Năm 2011, gia đình chị được vay 15 triệu đồng từ chương trình hộ nghèo mua 2 con bò. Nhờ chăm chỉ làm ăn, năm 2013, gia đình chị đã thoát nghèo và trả hết nợ. Mới đây, gia đình chị vừa được vay 20 triệu đồng từ chương trình hộ cận nghèo mua thêm 2 con bò. Đến nay, đàn bò phát triển lên 9 con.  

Theo ông Nguyễn Minh Dịn, cán bộ chuyên trách ban xoá đói - giảm nghèo xã, Độc Lập là xã khó khăn của huyện, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo của xã chiếm trên 50%. Thời gian qua, nhờ nguồn vốn của NHCSXH đã góp phần không nhỏ trong xóa đói - giảm nghèo ở xã, giúp người dân ổn định cuộc sống. Xã có 9 tổ TK&VV thực hiện 8 chương trình tín dụng ưu đãi với 379 khách hàng còn dư nợ tổng vốn trên 10 tỉ đồng. Hàng năm, UBND xã đều phối hợp với các tổ chức, đoàn thể rà soát các hộ nằm trong diện được vay để lập danh sách đề nghị NHCSXH huyện cho vay. Việc xét duyệt các tiêu chuẩn vay vốn được công khai, minh bạch, góp phần tạo sự đoàn kết, thống nhất trong từng tổ cũng như tăng cường trách nhiệm giữa các thành viên. Trong hoạt động ủy thác, các tổ TK&VV luôn coi trọng công tác kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay. Tổ trưởng cùng các thành viên đều có trách nhiệm theo dõi, giám sát các thành viên khác trong sử dụng vốn. Trước ngày đến hạn, cán bộ tổ đến từng hộ đôn đốc nhắc nhở, nắm bắt tình hình. Nếu có khó khăn đột xuất không trả đúng hạn sẽ cùng phối hợp với ngân hàng có biện pháp giúp đỡ, giải quyết kịp thời. Các tổ còn tư vấn, hướng dẫn các hộ gia đình cách làm ăn hiệu quả.  

Đến nay, phòng giao dịch NHCSXH huyện Kỳ Sơn thực hiện 11 chương trình tín dụng ưu đãi, chủ yếu ủy thác thông qua 4 tổ chức hội, đoàn thể, thành lập được 141 tổ TK&VV với tổng dư nợ đạt 107.058 triệu đồng với 5.568 khách hàng còn dư nợ, tổ chức được 10 điểm giao dịch tại các xã, thị trấn. Trong đó, dư nợ chương trình SXKD cao nhất đạt gần 39 tỉ đồng. Quy trình cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách được chia thành 9 công đoạn, trong đó, NHCSXH trực tiếp thực hiện 3 công đoạn là giải ngân, thu nợ và hạch toán kế toán, 6 công đoạn còn lại do các tổ chức hội thực hiện. Đơn vị đã quản lý tốt nguồn vốn cho vay các chương trình và sử dụng đúng mục đích, bảo đảm việc thu hồi vốn. Tỷ lệ nợ quá hạn thấp, chiếm 0,35%.  

Đánh giá về hiệu quả nguồn vốn chính sách, đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Giám đốc phòng giao dịch NHCSXH huyện Kỳ Sơn cho biết: 11 năm qua, nguồn vốn của NHCSXH đã giúp cho gần 3.000 lượt hộ thoát nghèo, 1.784 hộ tại vùng khó khăn có vốn SXKD cải thiện cuộc sống, 1.523 HS-SV có hoàn cảnh khó khăn yên tâm học tập; xây dựng được 3.366 công trình nước sạch - vệ sinh môi trường, giúp cho 206 hộ xoá được nhà tạm. Các chương trình tín dụng ưu đãi của NHCSXH huyện Kỳ Sơn đã góp phần nâng thu nhập bình quân trên địa bàn đạt trên 28 triệu đồng/người/năm và giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 5,62%; góp phần đáng kể vào thực hiện mục tiêu quốc gia về xoá đói, giảm nghèo, tạo việc làm và an sinh xã hội trên địa bàn.  

Với những người nghèo, nguồn vốn chính sách chính là người bạn đồng hành đem đến những mùa xuân ấm áp và no đủ.

 

                                                                        Đinh Thắng

 

Các tin khác


Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục