Người dân xã Đông Bắc (Kim Bôi) trồng cây xanh tạo bóng mát trong khuôn viên các nhà trường, nhà văn hoá, trạm y tế.

Người dân xã Đông Bắc (Kim Bôi) trồng cây xanh tạo bóng mát trong khuôn viên các nhà trường, nhà văn hoá, trạm y tế.

(HBĐT) - Sản xuất lâm nghiệp tỉnh ta đang từng bước ổn định và phát triển. Hết năm 2014, độ che phủ rừng đạt 49,4%, tăng 6,4% so với năm 2005, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế thiên tai, lũ lụt. Trồng rừng kinh tế ở các địa phương đã góp phần giải quyết việc làm, cải thiện thu nhập, xóa đói - giảm nghèo cho hàng vạn hộ nông dân, nhất là đồng bào các dân tộc miền núi.

 

Những năm qua, thực hiện xã hội hóa nghề rừng, ngành lâm nghiệp đã đầu tư tập trung, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, trong đó, chú trọng đầu tư phát triển rừng kinh tế, tái cơ cấu ngành lâm nghiệp theo chủ trương của Chính phủ. Nhiều tiến bộ KH -KT, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ sinh học được áp dụng thành công như: Nhân giống cây bằng dâm hom, tuyển chọn hạt, ghép, nuôi cấy mô... Tuy nhiên, sản phẩm rừng trồng chủ yếu là nguyên liệu giấy, giá trị thấp (chiếm từ 65 - 75%). Thu nhập cho một chu kỳ sản xuất 5 -7 năm chỉ đạt 40 - 60 triệu đồng /ha; công nghiệp chế biến kém phát triển, các doanh nghiệp chủ yếu là nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu, năng lực sản xuất nhỏ lẻ. Sản phẩm hàng hóa chủ yếu là gỗ ván xẻ, gỗ xây dựng, gỗ bao bì, mành tre, trúc...

 

Đồng chí Nguyễn Xuân Trường, Chi cục phó Chi cục Phát triển Lâm nghiệp cho biết: Toàn tỉnh có tổng diện tích tự nhiên 460.869,09 ha, trong đó đất lâm nghiệp 332.813,1 ha, chiếm 72,21%; lao động nông - lâm nghiệp 391.500 người chiếm trên 71% tổng số lao động, đây là tiềm năng rất lớn để phát triển sản xuất lâm nghiệp. Trong những năm qua, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng sản xuất lâm nghiệp của tỉnh đã đạt được những  kết quả nhất định. Hàng năm các cơ sở sản xuất đã sản xuất trên 20 triệu cây giống lâm nghiệp đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng cung cấp cho nhu cầu người trồng rừng, bình quân mỗi năm trồng rừng mới được 6.000 - 7.000 ha, chăm sóc rừng trồng gần 13.000 ha, bảo vệ 75.000 ha rừng tự nhiên và rừng trồng, khoanh nuôi tái sinh khoảng 2.500 ha; khai thác 2.500 - 3.000 ha rừng trồng với sản lượng khoảng 135.000 m3, 12 triệu cây tre, nứa, 1.400.000 ste củi. 

 

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 33 cơ sở sản xuất, chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ quy mô vừa và nhỏ, một số cơ sở do tư nhân tự bỏ vốn đầu tư. Trong đó, 2 dự án xây dựng là Nhà máy MDF Vinafor - Tân An, công suất thiết kế 54.000 m3 ván MDF và 20.000 m3 ván ghép thanh /năm, Nhà máy MDF Phú Thành, huyện Lạc Thủy, công suất thiết kế 40.000 m3 ván MDF /năm là điều kiện thuận lợi để quy hoạch vùng nguyên liệu, gắn trồng rừng với khai thác - chế biến. Ngoài ra, các địa phương đã hình thành hệ thống SX -KD giống cây lâm nghiệp đủ năng lực cung cấp cho nhu cầu trồng rừng.

 

Hiện nay, ngành lâm nghiệp đã xây dựng xong dự án giống cây lâm nghiệp giai đoạn 2013-2017 với mục tiêu áp dụng các nguyên lý di truyền học và các phương pháp chọn giống để nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng kinh tế. Dự án đi vào hoạt động sẽ giải quyết bài toán: chọn được loài cây mọc nhanh, chu kỳ sản xuất ngắn, có khả năng chống sâu bệnh hại, thích ứng tốt với điều kiện sống; năng suất, sản lượng gỗ trên đơn vị diện tích lớn với phẩm chất tốt đóng góp đáng kể trong triển khai thực hiện thành công Kế hoạch hành động nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng sản xuất giai đoạn 2014 - 2020 và các năm sau.

 

 

 

                                                                            Đinh Thắng

 

Các tin khác


Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xử lý nghiêm tập thể, cá nhân làm chậm tiến độ triển khai dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn từ Km19+000 - Km53+000 trên địa bàn tỉnh) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực Tây Bắc. Tuy nhiên tiến độ triển khai chậm, nhất là các thủ tục liên quan đến đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, chuyển mục đích sử dụng rừng, cắm mốc, trích đo, giải phóng mặt bằng (GPMB)...

Công khai người nộp thuế nợ thuế đến ngày 31/3/2024

Ngày 25/4, Cục Thuế tỉnh có Công văn số 1991/CTHBI-QLN về việc công khai người nộp thuế nợ thuế.

Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế cạnh tranh để phát triển

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận số 179/TB-VPCP, ngày 23/4/2024 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình ngày 13/4/2024.

Gìn giữ và phát triển thương hiệu bột sắn dây Nhuận Trạch

Cuối năm 2023, sản phẩm tinh bột sắn dây của Hợp tác xã (HTX) liên kết dịch vụ nông nghiệp và chế biến tinh bột Nhuận Trạch ở thôn Đồng Sẽ, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Đối với người dân địa phương, sắn dây từng là cây trồng giúp bà con cải thiện thu nhập, xóa đói, giảm nghèo. Việc chứng nhận tinh bột sắn dây đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao là tiền đề để các hộ tiếp tục giữ gìn và phát triển, đưa sản phẩm vươn xa hơn trên thị trường.

Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục