Trại gà đẻ trứng quy mô lớn tại xã Dân Hạ  (Kỳ Sơn) tiêu thụ sản phẩm thuận lợi nhờ đáp ứng các quy trình phòng bệnh, ATTP trong chăn nuôi.

Trại gà đẻ trứng quy mô lớn tại xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) tiêu thụ sản phẩm thuận lợi nhờ đáp ứng các quy trình phòng bệnh, ATTP trong chăn nuôi.

(HBĐT) - Ở vào thời điểm những năm 2012 – 2013, trên địa bàn huyện Lương Sơn xảy ra dịch tai xanh ở lợn và cúm trên đàn gia cầm. Trong khi tình hình tiêu thụ gia trại của nhân dân vùng dịch bị ngưng trệ, nghiêm cấm không được bán ra ngoài thì các cơ sở chăn nuôi, trang trại của huyện nhờ có giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh đảm bảo nên vẫn thuận lợi xuất ra thị trường ngoại tỉnh.

 

Theo đồng chí Trần Tiến Trường, Phó chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh, đối với các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh được ví như “tấm vé thông hành” trong vận chuyển xuất bán sản phẩm, chứng minh nguồn gốc xuất xứ.

 

Đến nay, hầu hết các cơ sở sản xuất giống trên địa bàn tỉnh như công ty CP chăn nuôi gà Hoà Bình (xã Tân Thành – Lương Sơn), công ty chăn nuôi NCK (thị trấn Thanh Hà - Lạc Thuỷ), trang trại chăn nuôi gà (xã Dân Hạ - Kỳ Sơn)… đã được cấp giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh. Ông Bùi Văn Điệp, Chủ tịch HĐQT công ty CP chăn nuôi gà Hoà Bình cho biết: Chúng tôi xác định vấn đề phòng bệnh cho gia súc, gia cầm có ý nghĩa sống – còn đối với cơ sở chăn nuôi. Các quy trình chăm sóc, phòng các loại bệnh cho gia cầm giống được thực hiện một cách nghiêm ngặt, đảm bảo con giống khi xuất bán đồng đều, khoẻ mạnh, không bị nhiễm các bệnh cúm gia cầm, niucatxtơn, gumboro, IB… Đồng thời, để chứng minh độ tin cậy về nguồn gốc, chất lượng con giống tạo thuận lợi cho “đầu ra” sản phẩm sau này, công ty thực hiện việc lấy mẫu xét nghiệm định kỳ cấp, tái cấp, thông qua đầu mối là cơ quan QLNN lĩnh vực Thú y để hoàn tất các thủ tục được công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh.

 

Thông thường, giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh có hiệu lực 2 năm đối với gia súc, 6 tháng đối với gia cầm. Trong số hơn 80 cơ sở chăn nuôi lớn trên địa bàn tỉnh hiện có 9 cơ sở được cấp giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh còn hiệu lực, giảm 3 cơ sở so với năm 2014. Nguyên nhân 3 cơ sở không được tái cấp do quá trình thanh, kiểm tra của lực lượng chức năng phát hiện cơ sở gây ô nhiễm môi trường. Ngoài các cơ sở sản xuất giống, một số cơ sở chăn nuôi lớn như CP (Kỳ Sơn) cũng đã quan tâm thực hiện các bước được cấp chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh.

 

Bình quân mỗi năm, các trang trại, cơ sở chăn nuôi quy mô lớn xuất bán ra hàng triệu con giống, hàng trăm tấn sản phẩm ra thị trường các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai và thành phố Hà Nội. Muốn vậy, các cơ sở phải đáp ứng những yêu cầu hết sức khắt khe về kiểm dịch trước khi đến được thị trường. Đặc biệt lưu ý nếu không có giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh sẽ phải làm phiếu xét nghiệm mẫu kèm chứng nhận vệ sinh thú y. Đồng chí Phó chi cục trưởng Chi cục Thú y khẳng định: Việc cấp giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh chưa có quy định bắt buộc đối với các cơ sở, trang trại. Tuy nhiên, cơ quan QLNN khuyến khích các cơ sở, trang trại, kể cả gia trại tư nhân trong tỉnh thực hiện, trước hết là phục vụ cho chính việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của cơ sở chăn nuôi, đảm bảo an toàn sản phẩm, tạo yên tâm đối với người tiêu dùng.

                                                                   

                                                                 

 

                                                                        Bùi Minh

 

Các tin khác


Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục