Xã Tân Vinh, Lương Sơn mở rộng diện tích trồng dưa chuột hàng hoá cho thu nhập khá.

Xã Tân Vinh, Lương Sơn mở rộng diện tích trồng dưa chuột hàng hoá cho thu nhập khá.

(HBĐT) - Cùng với các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển theo hướng sản xuất sản phẩm hàng hóa, liên doanh, liên kết giữa doanh nghiệp với nhà nông, huyện Lương Sơn đã quan tâm phát triển kinh tế HTX, kinh tế trang trại, kinh tế hộ, phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị sản xuất và phát triển bền vững.

 

Nhận thức của người dân được nâng lên, người dân đã đầu tư phát triển và ứng dụng KHKT vào sản xuất, nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho lao động nông thôn. Sản xuất theo hướng thâm canh, chuyên canh, đồng thời mở rộng diện tích trồng rau, củ, quả tạo ra sản phẩm đặc trưng được thị trường chấp nhận. Giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện tích canh tác tăng lên, đạt 78 triệu đồng/ha; hệ số sử dụng đất đạt 2,44 lần.

 

Những năm qua, bằng các nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, các chương trình, dự án và đóng góp của nhân dân, toàn huyện đã triển khai xây dựng 170 mô hình sản xuất nông, lâm nghiệp, như: Mô hình khảo nghiệm các giống lúa, ngô mới, mô hình trồng hoa, trồng rau hữu cơ, trồng cây ăn quả, cây Chanh leo, cây Macca, cây dược liệu; mô hình chăn nuôi bò sữa, bò thịt, hươu, nuôi gà sinh học, gà thả vườn, nuôi lợn rừng, vịt Bầu Bến...; tổ chức 350 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật sản xuất cho 10.500 lượt người tham gia với tổng kinh phí hỗ trợ là 12.269 triệu đồng. Đồng thời thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, như: hỗ trợ giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, Vắcxin phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; hỗ trợ nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả kinh tế cao trên địa bàn huyện.

 

Đến năm 2015, huyện có tổng đàn trâu, bò là 12.087 con (trong đó, đàn bò sữa đã có 217 con, cho sản lượng sữa trong năm 288 tấn), đàn lợn 68.600 con, đàn gia cầm 1,2 triệu con. Chăn nuôi đang là nghề sống chính và làm giàu của nhiều hộ và chiếm 58% trong giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Ngoài ra, các hình thức tổ chức sản xuất phát triển nhanh và đa dạng hơn, toàn huyện có 28 hợp tác xã hoạt động trong các lĩnh vực. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, HTX ngày càng có hiệu quả; một số doanh nghiệp đã đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, phát triển chuỗi liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy sự kinh tế hợp tác phát triển.

 

Những nỗ lực đó đã góp phần tăng thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2015 đạt 19,2 triệu đồng, gấp 2 lần so với năm 2010.  Các xã về đích NTM năm 2015 có thu nhập gần 30 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2015 chỉ còn 4,75%, giảm 8,28% so với năm 2010, bình quân mỗi năm giảm 1,65%. Qua đánh giá, hết năm 2015, 100% xã trong huyện đạt tiêu chí thu nhập và tiêu chí về cơ cấu lao động và 17/19 xã đạt tiêu chí hộ nghèo; 10/19 xã đạt tiêu chí về hình thức tố chức sản xuất.

 

Ông Nguyễn Anh Đức, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Lương Sơn cho biết: Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân đã có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên vẫn gặp không ít khó khăn và vướng mắc, như: Quy mô sản xuất nhỏ, phân tán, không tạo ra sản phẩm quy mô hàng hóa lớn, chất lượng không đồng đều, khó thu hút công nghiệp chế biến và đầu tư của doanh nghiệp; năng suất cây trồng, vật nuôi nhìn chung còn thấp; cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp thiếu đồng bộ, đặc biệt là hạ tầng thủy lợi và giao thông nông thôn. Trình độ sản xuất của người dân chưa chuyên nghiệp hóa, mức độ cơ giới hóa chưa cao; thiếu sự gắn kết giữa người nông dân với đơn vị tiêu thụ sản phẩm, việc hình thành chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu dùng còn hạn chế. Việc phát triển sản xuất ở nhiều nơi còn lúng túng trong chuyển đổi cơ cấu sản xuất hàng hóa tập trung; các hình thức tổ chức sản xuất và dịch vụ ở nông thôn chưa có chuyển biến tích cực. Một số HTX chậm đổi mới, hoạt động kém hiệu quả. Do đó, huyện mong muốn có chính sách hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp; khuyến khích dồn điền, đổi thửa, tích tụ ruộng đất, áp dụng khoa học kỹ thuật và cơ giới hoá nông nghiệp, nông thôn nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tạo thành chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm; tăng cường công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, du nhập các nghề mới để tạo việc làm cho lao động nông thôn; thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác xã; tăng cường đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu cho sản xuất và đời sống nhân dân khu vực nông thôn. 

                                                             

                                                          Đinh Thắng

 

 

Các tin khác


Nỗ lực thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước

(HBĐT) - Tiếp tục nỗ lực thực hiện mục tiêu thu ngân sách nhà nước (NSNN), những tháng cuối năm 2023, các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp kiểm soát chặt chẽ nguồn thu, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh (SXKD), đẩy nhanh giải quyết các thủ tục về đấu giá quyền sử dụng đất.

Doanh nghiệp đón xu hướng mới

Biến đổi khí hậu đang gây ra nhiều hậu quả nặng nề đối với cuộc sống con người trong quy mô toàn cầu. Cùng đó, dịch COVID-19 bùng phát đã khiến người tiêu dùng suy nghĩ và lựa chọn nhiều hơn về sống xanh, lối sống bền vững.

Xăng giảm giá mạnh, có loại giảm gần 1.000 đồng/lít

Sau chuỗi ngày tăng giá, từ 15 giờ ngày 2/10, xăng giảm giá mạnh theo xu hướng thế giới, xăng RON95 giảm 906 đồng/lít, xuống mức 24.842 đồng/lít.

Thành phố Hà Nội ủy quyền cho cấp huyện quyết định giá đất

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 4905/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giá đất cụ thể và quyết định thành lập Hội đồng thẩm định giá đất cụ thể làm căn cứ tính tiền bồi thường, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất...

Hoàn thành di chuyển hộ dân phục vụ chặn dòng hồ chứa nước Cánh Tạng đầu tháng 11/2023

(HBĐT) - Dự án hồ chứa nước Cánh Tạng là 1 trong 4 dự án quan trọng của Bộ NN&PTNT, khi hoàn thành, đưa vào khai thác sẽ mang lại hiệu quả cao, thúc đẩy phát triển kinh tế cho huyện Lạc Sơn nói riêng và tỉnh Hòa Bình. Theo chỉ đạo của UBND tỉnh, huyện Lạc Sơn đang tập trung triển khai công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), xây dựng điểm tái định cư (TĐC) cho các hộ dân, phục vụ công tác chặn dòng vào tháng 11/2023.

Giá nhiều mặt hàng nông sản đồng loạt giảm mạnh

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, chốt tuần vừa qua, sắc xanh đỏ đan xen trên bảng giá hàng hoá nguyên liệu thế giới. Tuy nhiên, nhiều mặt hàng quan trọng ghi nhận các mức giảm mạnh đã kéo chỉ số MXV-Index giảm 0,44% xuống 2.278 điểm. Giá trị giao dịch toàn Sở trung bình đạt trên 3.600 tỷ đồng mỗi phiên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục