Nông dân xóm Tân Hương, xã Thanh Hối (Tân Lạc) bước vào vụ thu hoạch bưởi đỏ.

Nông dân xóm Tân Hương, xã Thanh Hối (Tân Lạc) bước vào vụ thu hoạch bưởi đỏ.

(HBĐT) - Đó là những nỗ lực của cán bộ và nhân dân các dân tộc huyện Tân Lạc trên chặng đường vượt khó, giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống, đồng hành với thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM ở địa phương. Theo đồng chí Bùi Văn Nhỏ, Phó Chủ tịch UBND huyện, việc hình thành và phát triển vùng SXNN hàng hoá đã làm nên một diện mạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn tươi sáng trên các làng quê.

 

Khi bắt tay vào thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM, sản xuất nông nghiệp của huyện chưa có gì đột phá, đời sống của người dân vùng nông thôn chủ yếu trông chờ vào lúa, ngô. Cho đến khởi động chương trình vào năm 2011, vấn đề phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân được Đảng bộ, chính quyền từ huyện đến cơ sở quan tâm, quán triệt trong chỉ đạo, xem đây là tiêu chí ưu tiên hàng đầu. Bằng các nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, các chương trình, dự án và đóng góp của nhân dân, chương trình đã triển khai, phối hợp tổ chức 500 lớp tập huấn về chăn nuôi, trồng trọt gắn với xây dựng các mô hình cho gần 25.000 lượt người dân tham gia. Bên cạnh đó mở 38 lớp đào tạo nghề cơ khí, chăn nuôi, trồng trọt cho 1.546 học viên. Các mô hình chăn nuôi, trồng trọt có hiệu quả được duy trì và lan rộng. Điển hình như mô hình chăn nuôi trâu, bò, nuôi cá lồng, trồng bưởi...

 

Đặc biệt, nhiều đề án, mô hình phát triển sản xuất đã được xây dựng, tổ chức thực hiện với quy mô lớn. Nổi bật là đề án trồng bưởi đỏ, bưởi da xanh và chuyển đất lúa kém hiệu quả sang trồng các cây màu có giá trị kinh tế cao. Từ các đề án này, các vùng sản xuất hàng hoá lớn đã hình thành như vùng bưởi các xã: Thanh Hối, Tử Nê, Đông Lai, Mãn Đức, Quy Hậu; vùng nuôi trâu, bò sinh sản; trâu, bò vỗ béo ở các xã Thanh Hối, Địch Giáo, Lỗ Sơn; vùng trồng bí xanh xã Mãn Đức, Thanh Hối... ở các xã vùng cao như Quyết Chiến, Lũng Vân, Nam Sơn, Bắc Sơn, Ngổ Luông đã   xây dựng vùng rau sạch, su su  lấy ngọn, tỏi tía. Một số vùng    cây, con hàng hoá khác cũng được mở rộng như vùng trồng mía tím xã Phú Vinh, Địch Giáo, Mỹ Hòa; vùng trồng ngô, khoai lang Nhật xã Phú Cường, Phú Vinh; vùng nuôi cá lồng xã Ngòi Hoa, Trung Hoà.

 

Thông qua tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, hàng nghìn hộ đồng bào dân tộc thiểu số đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hăng hái tham gia, hưởng ứng các đề án, chương trình, dự án và mô hình sản xuất để từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống kinh tế hộ, góp phần thúc đẩy KT-XH và thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM ở địa phương. Cùng với việc hình thành vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá, trên địa bàn đã thành lập được 3 HTX nông nghiệp hoạt động kiểu mới. Đến năm 2015, thu nhập bình quân đầu người của huyện đạt 25,9 triệu đồng, tăng 13,3 triệu đồng so với năm 2011. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 33,42% xuống còn 14%, tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 30,55% tăng lên 42,75%.

 

 

                                                                          Bùi Minh

 

Các tin khác


Giá vàng sáng 26/4

Ngày 26/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau: Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 82 - 84,32 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra).

Khách sạn đầu tiên của tỉnh Hoà Bình được công nhận tiêu chuẩn 4 sao

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) vừa ban hành Quyết định số 307/QĐ-CDLQGVN về việc công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch đối với khách sạn Sakura (tổ 5, phường Tân Thịnh, TP Hoà Bình). Theo đó, trên cơ sở căn cứ tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391:2015, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam công nhận khách sạn Sakura đạt tiêu chuẩn 4 sao trong 5 năm, kể từ tháng 4/2024.

Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục