Trung tâm học tập cộng đồng xã Chiềng Châu (Mai Châu) được đầu tư xây dựng đạt chuẩn đáp ứng nhu cầu học tập, sinh hoạt của nhân dân.

Trung tâm học tập cộng đồng xã Chiềng Châu (Mai Châu) được đầu tư xây dựng đạt chuẩn đáp ứng nhu cầu học tập, sinh hoạt của nhân dân.

(HBĐT) - Là huyện vùng cao, xuất phát điểm thấp, nguồn lực đầu tư lớn mà mức đóng góp của nhân dân còn hạn chế nên việc xây dựng kết cấu hạ tầng trong xây dựng NTM của huyện Mai Châu còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với sự ủng hộ chung sức của nhân dân trong phong trào chung sức xây dựng NTM cùng với sự lồng ghép của các chương trình, dự án, công tác xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu trên địa bàn huyện được quan tâm đầu tư tạo điều kiện cho KT-XH huyện phát triển.

 

5 năm qua (2011-2015), tổng nguồn lực cho xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu trên địa bàn huyện đạt trên 784 tỷ đồng, trong đó, vốn trái phiếu Chính phủ hỗ trợ trên 36,5 tỷ đồng; nguồn vốn lồng ghép trên 275 tỷ đồng và nhân dân đóng góp trên 14,5 tỷ đồng. Với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị và nhân dân, bộ mặt NTM của các xã trên địa bàn huyện Mai Châu từng bước thay đổi, từ bình quân 4,7 tiêu chí/xã năm 2011, nay đã đạt 8,54 tiêu chí/xã. Hết năm 2015, toàn huyện có 3 xã đạt 19 tiêu chí, 3 xã đạt từ 10-14 tiêu chí và 16 xã đạt từ 5-9 tiêu chí.  

Phát triển GTNT được xác định là khâu đột phá đáp ứng yêu cầu của người dân nên được chú trọng đầu tư, người dân đồng tình và tự nguyện thực hiện. Trong 5 năm (2011-2015), huyện đã đầu tư, sửa chữa nâng cấp 55,7 km đường GTNT với tổng kinh phí trên 93,2 tỉ đồng, trong đó, nhân dân đóng góp trên 10,7 tỉ đồng. Đến hết năm 2015 đã có 4/22 xã đạt tiêu chí giao thông. Về thuỷ lợi, bằng các nguồn vốn lồng ghép đã xây dựng và tu bổ, sửa chữa, nâng cấp 38 công trình thuỷ lợi, kiên cố hoá và nâng cấp, sửa chữa kênh mương với tổng chiều dài 27,2 km với số vốn thực hiện trên 19,1 tỷ đồng, trong đó, nhân dân đóng góp trên 3,6 tỷ đồng. Đến nay đã có 7/22 xã đạt tiêu chí về thuỷ lợi. Về điện nông thôn tiếp tục cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới hệ thống điện nông thôn, tỷ lệ xã có điện đạt 100%; số hộ dân có điện 11.668 hộ/11.715 hộ, đạt 99,6%. Về NS&VSMT nông thôn đã xây mới 4 công trình nước sạch tập trung với tổng kinh phí thực hiện trên 4,8 tỷ đồng; tỷ lệ hộ được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 98%; xây dựng 1 công trình xử lý rác thải của huyện với kinh phí thực hiện gần 5 tỷ đồng. Về hạ tầng công nghệ thông tin phát triển đến các xã vùng sâu, vùng xa. Hầu hết các xã đều có điểm bưu điện văn hoá xã, phủ sóng internet, người dân khu vực nông thôn được sử dụng các dịch vụ bưu chính, viễn thông, đầu tư xây dựng thêm 1 trạm thu phát sóng truyền hình tại xã Tân Dân và nhà công vụ và hạng mục phụ trợ cho Trạm phát lại truyền hình xã Hang Kia, Pà Cò với tổng giá trị trên 4,4 tỷ đồng. Đã có 6 xã đạt tiêu chí về bưu điện. Về chợ nông thôn có 8 xã nằm trong quy hoạch, có 12 xã đạt tiêu chí chợ nông thôn. Bằng các nguồn vốn từ các chương trình, dự án, ngân sách của tỉnh và ngân sách huyện đã đầu tư xây dựng 85 hạng mục công trình trường học với tổng kinh phí thực hiện trên 129 tỷ đồng đã có 4 xã đạt tiêu chí trường học. Ngoài ra, từ nguồn ngân sách của huyện và các nguồn vốn khác đã đầu tư xây dựng mới 10 trạm y tế xã với tổng kinh phí trên 31,7 tỷ đồng, có 8 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Bên cạnh đó, từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ và ngân sách huyện đã đầu tư xây dựng 3 nhà văn hoá trung tâm xã và 5 trung tâm học tập cộng đồng tại các xã với tổng kinh phí gần 22 tỷ đồng. Đến nay đã có 3 xã có nhà văn hoá và khu thể thao xã đạt chuẩn theo quy định, 107/130 thôn có nhà văn hoá, 100% xã có sân bóng đá và sân bóng chuyền.  

Tuy nhiên, kết cấu hạ tầng thiết yếu cấp xã chưa đồng bộ, đa số các công trình xây dựng đã lâu, diện tích chật hẹp so với tiêu chuẩn quy định, suất đầu tư xây dựng lớn trong khi nguồn lực đầu tư còn hạn chế. Do đó, trong thời gian tới, huyện chỉ đạo các xã xây dựng kế hoạch thực hiện có giải pháp và lộ trình thực hiện cụ thể từng tiêu chí cho từng năm, phân loại từng nhóm xã, huy động, lồng ghép các nguồn vốn phát huy nội lực trong nhân dân để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn đạt chuẩn.

 

                                                                        Đinh Thắng

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục