Đường từ trung tâm xã Xuân Phong lên xóm Mừng đang được đẩy nhanh thi công.

Đường từ trung tâm xã Xuân Phong lên xóm Mừng đang được đẩy nhanh thi công.

(HBĐT) - Những ngày cuối năm, chúng tôi có dịp lên khu tái định cư (TĐC) xóm Mừng, xã Xuân Phong (Cao Phong). Con đường cheo leo bên những sườn đồi đang được bê tông hóa.

 

Chạy xe chừng nửa tiếng đồng hồ trên cung đường ngược dốc, trước mắt hiển hiện bãi đất rộng, bằng phẳng được san ủi trên đỉnh của một ngọn đồi. Khu TĐC mới cách đây vài năm được Nhà nước đầu tư giờ đây đã mọc lên những ngôi nhà gỗ, nhà xây mái lợp prôximăng. Đường điện đã kéo đến từng hộ dân, nước chảy suốt ngày đêm từ trên nguồn về bể.

 

Anh Đinh Công Tuấn, một hộ dân tại khu TĐC cho biết: Trước kia, ở địa điểm cũ nghèo lắm, nhà chênh vênh bên sườn đồi, đất canh tác không có nên đói quanh năm. Nhà có hai vợ chồng thôi mà cái nghèo bủa vây quanh năm. Thêm nữa, đường sá khó khăn vô cùng. Nông sản làm ra nhiều khi chẳng biết bán cho ai nhưng giờ đây cuộc sống đã khác.

 

Cũng theo anh Tuấn, được chuyển đến nơi TĐC mới, gia đình anh cũng như hàng chục hộ gia đình khác thuận lợi hơn nhiều. Về kinh tế, trước đây, người dân sống phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Nay về bản mới, được Nhà nước cấp đất, hỗ trợ tiền bà con có điều kiện làm nhà mới rộng rãi, khang trang hơn.

 

Theo ông Bùi Văn Diêng, Chủ tịch UBND xã Xuân Phong, khu TĐC xóm Mừng được triển khai từ năm 2011 theo chủ trương của tỉnh nhằm thực hiện chính sách hỗ trợ di dân ĐC -ĐC cho vùng đồng bào dân tộc khó khăn. Mỗi hộ chuyển đến đây được cấp khoảng 300 m2 đất ở và 3.300 m2 đất sản xuất. Xóm hiện có gần 28 hộ dân với gần 100 nhân khẩu. Đời sống người dân nơi đây dần ổn định, ngày càng no đủ hơn. Mọi người đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế.

 

Đặc biệt, trong năm 2015, Nhà nước đầu tư con đường từ trung tâm xã lên xóm hiện còn khoảng 3 km. Nhờ đó đã giúp người dân đi lại, vận chuyển hàng hóa dễ dàng, thuận lợi hơn trước. Đứng trên đỉnh núi phóng tầm mắt nhìn xuống những làng bản xanh một màu cây trái. Trong những ngôi nhà mới, ánh điện được bật sáng, làn khói ấm áp tỏa lên từ những ngôi nhà cùng tiếng cười hồn nhiên của trẻ nhỏ. Đời sống của người dân xóm Mừng đang đổi thay từng ngày.

 

                                                                            

                                                                       Hồng Trung

 

 

Các tin khác


Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Giá vàng sáng 22/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng 22/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty kinh doanh vàng như sau:

500 đoàn viên, người lao động tham dự hội chợ việc làm huyện Đà Bắc

Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH phối hợp Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hoà Bình, UBND huyện Đà Bắc vừa tổ chức hội chợ việc làm. 500 đoàn viên thanh viên, người lao động đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã tham dự.

Giá vàng sáng 21/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 21/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục