Nhiều hộ gia đình ở xã Vầy Nưa (Đà Bắc) đầu tư nuôi cá lồng phát triển kinh tế.

Nhiều hộ gia đình ở xã Vầy Nưa (Đà Bắc) đầu tư nuôi cá lồng phát triển kinh tế.

(HBĐT) - Trong những năm qua, xã Vầy Nưa (Đà Bắc) tích cực triển khai xây dựng NTM với mục tiêu đảm bảo xã có kết cấu hạ tầng KT-XH tiên tiến, từng bước phát triển ngang bằng các xã có cùng đặc điểm địa hình.

 

Để đạt được mục tiêu, trong 5 năm qua, với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và nhân dân, cơ cấu kinh tế của xã chuyển dịch theo hướng tiến bộ, trong đó nông,  lâm, ngư nghiệp chiếm 72%, dịch vụ thương mại, du lịch chiếm 28%. Số cơ sở SX-KD giỏi ngày càng tăng, không còn hộ thiếu đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. Năm 2011, tổng giá trị thu nhập đạt 20,6 tỷ đồng, đến năm 2014 đạt 31 tỷ đồng, tăng 103% so với chỉ tiêu đề ra và đến năm 2015 đạt 32 tỷ đồng. Bình quân thu nhập đầu người năm 2011 đạt 8,8 triệu đồng, đến năm 2015 đạt khoảng 12 triệu đồng.  

Bên cạnh đó, sản xuất nông, lâm nghiệp - thủy sản được đánh giá phát triển khá toàn diện, khai thác được lợi thế của từng vùng. Chính quyền tích cực vận động nhân dân áp dụng các biện pháp thâm canh, chuyển đổi giống cây trồng - vật nuôi, tạo ra hàng hoá có giá trị kinh tế cao, tăng thu nhập cho người lao động.  

Về sản xuất nông nghiệp, đến nay, toàn xã có 20,1 ha đất nông nghiệp, trong đó đất 2 vụ lúa 15 ha. Từ việc đưa các giống lúa mới vào đồng ruộng nên năng suất, sản lượng lúa hàng năm đều tăng khá, bình quân đạt 45 tạ/ha. Diện tích cây màu, cây công nghiệp phát triển khá, đạt thu nhập từ 50 triệu đồng/ha. Diện tích ngô 648 ha, năng suất 40 tạ/ha, sản lượng 2.592 tấn. Toàn xã có 15 ha mía với sản lượng 50 tấn/ha, đạt tổng sản lượng 750 tấn. Diện tích sắn trồng bình quân hàng năm 107 ha, sản lượng đạt 1.070 tấn. Tổng sản lượng cây có hạt năm 2011 đạt 638,7 tấn, đến năm 2015 đạt trên 4.400 tấn.  

Chăn nuôi gia súc, gia cầm được giữ vững, số lượng đàn có phần giảm do diện tích bãi chăn thả ngày càng thu hẹp. Toàn xã duy trì 2 ha ao nuôi cá và khoảng 220 lồng nuôi cá. Nhờ đầu tư chăm sóc tốt nên sản lượng cá đã tăng từ 15 tấn (năm 2010) lên trên 22 tấn (năm 2015). Bên cạnh đó, từ năm 2011 đến nay, các hoạt động thương mại, dịch vụ đã có bước phát triển khá và đa dạng. Qua đó mang lại nguồn thu góp phần tăng thu nhập, giải quyết việc làm cho người lao động. Điển hình như điểm du lịch sinh thái đảo Dừa, xóm Săng Trệch, khu vực di tích đền Thác Bờ, xóm Bờ. Đây cũng là lĩnh vực để thúc đẩy kinh tế toàn xã tăng lên.  

Trong 5 năm qua, dịch vụ vận tải có bước phát triển mạnh, đến nay, toàn xã có 14 thuyền vận tải khách, 3 thuyền vận tải hàng hoá và 5 ô tô tải, tổng thu nhập từ dịch vụ vận tải trên 1 tỷ đồng.  

Lĩnh vực sản xuất TTCN, chính quyền xã đã tập trung lãnh đạo và vận động nhân dân phát triển sản xuất. Hiện nay xã 2 có cơ sở sản xuất TTCN, giải quyết việc làm cho hàng chục lao động.  

Theo ông Đinh Thế Hùng, Chủ tịch UBND xã Vầy Nưa, trong kế hoạch xây dựng NTM, chính quyền xã đã và đang triển khai theo hướng đưa cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp, dịch vụ theo quy hoạch. Đồng thời, từng bước nâng cao dân trí, môi trường sinh thái được bảo vệ, đảm bảo ổn định xã hội, giàu bản sắc văn hoá dân tộc địa phương.

 

                                                                         Hồng Trung

 

 

 

 

Các tin khác


Xã Phú Thành: Mô hình chăn nuôi bò sữa cho hiệu quả kinh tế cao

(HBĐT) - Thời gian qua, nhiều nông dân xã Phú Thành (Lạc Thủy) mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi để phát triển kinh tế, trong đó mô hình chăn nuôi bò sữa cho hiệu quả kinh tế cao, thu nhập ổn định, góp phần nâng cao đời sống kinh tế của các hộ.

Tăng hiệu quả xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 5 tháng đầu năm 2023, Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tỷ trọng 20,4%, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2022.

Ban Kinh tế - Ngân sách (HĐND tỉnh): Giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của HĐND tỉnh 

(HBĐT) - Sáng 6/6, đoàn giám sát của Ban Kinh tế - Ngân sách (KT-NS) HĐND tỉnh giám sát trực tiếp đối với Sở TN&MT, Sở NN&PTNT việc tổ chức thực hiện các Nghị quyết (NQ) của HĐND tỉnh từ năm 2019-2022 về: Phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng; về thông qua danh mục các dự án cần thu hồi đất (THĐ); về thông qua danh mục các dự án chuyển mục đích sử dụng đất (SDĐ). Dự, chỉ đạo buổi giám sát có đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch TT HĐND tỉnh. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy, Trưởng Ban KT-NS, Trưởng đoàn giám sát chủ trì hội nghị.

Huyện Đà Bắc đẩy mạnh phát triển kinh tế rừng

(HBĐT) - Để phát triển kinh tế rừng bền vững, huyện Đà Bắc đã triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ theo hướng nâng cao năng suất, hiệu quả, chuyển đổi tập quán sản xuất lâm nghiệp từ quảng canh sang thâm canh, tăng tỷ lệ trồng rừng gỗ lớn, phục vụ chế biến gắn với tái cơ cấu ngành lâm nghiệp.

Tạo đà cho kinh tế tư nhân phát triển

Đồng hành với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước qua nhiều thời kỳ, kinh tế tư nhân đã phát triển không ngừng cả về quy mô và chất lượng, được khẳng định là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế. Tuy nhiên, để kinh tế tư nhân phát triển bền vững, Đảng và Nhà nước cần có thêm nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ, tạo thuận lợi môi trường kinh doanh, tiếp cận các nguồn lực, tạo đà cho kinh tế tư nhân tiếp tục phát triển lâu dài, hoạt động bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh lành mạnh.

Diễn đàn báo chí - doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững

(HBĐT) - Chiều 5/6, tại Hà Nội, Báo Kinh tế và Đô thị tổ chức Diễn đàn Báo chí - doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững. Diễn đàn có sự tham gia của gần 200 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc TP Hà Nội; các hội, hiệp hội, doanh nghiệp, các chuyên gia, luật sư, cơ quan báo chí các tỉnh phía Bắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục