Từ vốn vay ưu đãi của NHCSXH, hộ nghèo xã Tân Thành (Lương Sơn)  đầu tư phát triển chăn nuôi, từng bước ổn định cuộc sống.

Từ vốn vay ưu đãi của NHCSXH, hộ nghèo xã Tân Thành (Lương Sơn) đầu tư phát triển chăn nuôi, từng bước ổn định cuộc sống.

(HBĐT) - Trong những năm qua, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Lương Sơn đã thực hiện tốt các chương trình vốn ưu đãi của Chính phủ. Trong đó có chương trình vốn đầu tư cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, giúp họ vượt qua khó khăn, thoát nghèo, góp phần giảm nghèo bền vững trên địa bàn.

 

Gia đình anh Lê Thế Vinh, xóm Lâm Trường, xã Trường Sơn trước kia là một trong những hộ nghèo, cuộc sống còn nhiều khó khăn bởi thiếu vốn phát triển kinh tế. Năm 2011, được vay vốn chính sách 20 triệu đồng cùng số tiền tích cóp của gia đình và người thân, gia đình anh đầu tư vào trồng rừng và nuôi lợn, gà. Đến nay, gia đình anh đã có nguồn thu ổn định và thoát nghèo bền vững. Mới đây, gia đình anh tiếp tục được Phòng giao dịch NHCSXH huyện cho vay 50 triệu đồng phát triển kinh tế. Sắp tới, rừng keo 5,5 ha của gia đình anh cho thu hoạch sẽ đem lại khoản thu lớn cho gia đình.  

Không chỉ gia đình anh Vinh mà thời gian qua đã có hàng trăm lượt hộ vay vốn ưu đãi sử dụng hiện quả, đúng mục đích và giảm nghèo bền vững. Hiện nay, Phòng giao dịch NHCSXH huyện đang thực hiện 13 chương trình tín dụng chính sách theo các chương trình mục tiêu quốc gia của Chính phủ. Với cơ chế tín dụng hiện hành, hầu hết các chương trình tín dụng đều được uỷ thác từng phần qua các tổ chức chính trị - xã hội, dư nợ uỷ thác chiếm 99,2% tổng dư nợ. Hiện, toàn huyện có 254 tổ tiết kiệm và vay vốn hoạt động ở 20 xã, thị trấn. Đến hết tháng 4, doanh số cho vay toàn huyện đạt trên 14 tỷ đồng đưa tổng dư nợ đạt trên 194 tỷ đồng với 9.732 hộ còn dư nợ; trong đó, dư nợ hộ nghèo trên 42 tỷ đồng, dư nợ cho vay hộ cận nghèo trên 32 tỷ đồng. Doanh số thu nợ đạt trên 7 tỷ đồng, chất lượng tín dụng được đảm bảo, tỷ lệ nợ quá hạn thấp, chiếm 0,36%/ tổng dư nợ. Phương pháp uỷ thác và mở rộng hệ thống điểm giao dịch tại 20 xã, thị trấn đã tạo điều kiện cho chính quyền các tổ chức hội cấp xã gần dân hơn, hiểu được tâm tư, nguyện vọng, giúp người dân phát triển SX-KD, ổn định đời sống, vượt qua đói nghèo.  

Chương trình vốn cho vay hộ nghèo hiện nay có mức vay tối đa 50 triệu đồng/hộ (mức vay tăng 20 triệu đồng so với năm 2014). Từ khi thực hiện đến nay, chương trình luôn chiếm dư nợ lớn nhất trong các chương trình vốn ưu đãi của NHCSXH. Trong những năm qua, nguồn vốn này đã giúp hàng nghìn hộ dân có vốn đầu tư SX-KD, vươn lên thoát nghèo, ổn định đời sống. Năm 2015, NHCSXH huyện đã cho 2.998 lượt khách hàng vay vốn sản xuất. Nguồn vốn của NHCSXH đã góp phần giúp 207 hộ thoát khỏi ngưỡng  nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 4,35%, giúp 495 hộ cận nghèo được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, 179 hộ mới thoát nghèo được vay vốn phát triển kinh tế giúp thoát nghèo bền vững. Từ nguồn vốn của NHCSXH, toàn huyện đã xây dựng được 2.355 công trình NS&VSMTNT nâng cao đời sống nhân dân; giúp 257 lượt HS-SV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn đi học, nhiều hộ nghèo, hộ có thu nhập thấp được vay vốn của NHCSXH huyện đang từng bước vượt qua khó khăn, phát triển kinh tế, ổn định đời sống.

Đồng chí Trịnh Quốc Vũ, Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện Lương Sơn cho biết: Để tiếp tục phát huy hiệu quả nguồn vốn góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện, trong thời gian tới, NHCSXH phối hợp chặt chẽ với các tổ chức hội, đoàn thể, cấp uỷ, chính quyền các xã, thị trấn triển khai, thực hiện chính sách vốn. Trong đó, tập trung tuyên truyền, giải ngân kịp thời chính sách vốn đến người dân, hướng dẫn sử dụng vốn. Đồng thời thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn nhằm định hướng sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả, thiết thực.

 

                                                         

                                                                          Đinh Thắng

 

Các tin khác


Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy gương mẫu trong phát triển kinh tế

(HBĐT) - Phát huy phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ", trong thời gian qua, nhiều hội viên cựu chiến binh (CCB) ở huyện Lạc Thủy đã mạnh dạn đầu tư xây dựng các mô hình phát triển kinh tế đem lại hiệu quả cao, trở thành những tấm gương điển hình trong công tác giảm nghèo và phát triển kinh tế tại địa phương.

Xã An Bình dồn sức xây dựng nông thôn mới nâng cao

(HBĐT) - Năm 2019, xã An Bình (Lạc Thủy) về đích nông thôn mới (NTM). Hiện nay, xã tiếp tục duy trì và giữ vững 19/19 tiêu chí; tăng cường nâng cao chất lượng các tiêu chí đạt chuẩn NTM nâng cao theo kế hoạch. Phấn đấu đến năm 2025, xã đạt chuẩn NTM nâng cao.

Hội nghị Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh lần thứ 2, khóa XI

(HBĐT) - Ngày 22/9, Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh tổ chức hội nghị lần thứ 2, khóa XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028.                            

Hội Nông dân huyện Đà Bắc: Đa dạng hình thức tư vấn, hỗ trợ nông dân

(HBĐT) - Với mục tiêu nâng cao đời sống hội viên nông dân (HVND), thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Đà Bắc đã triển khai nhiều giải pháp. Qua đó hỗ trợ, đồng hành cùng hội viên trong phát triển kinh tế, thúc đẩy phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững.

Khai mạc sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía bắc

Tối 21/9, tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn, quận Tây Hồ (Hà Nội), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ tổ chức sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía bắc.

Quản lý, điều hành giá những tháng cuối năm 

(HBĐT) - UBND tỉnh vừa có công văn chỉ đạo việc tăng cường công tác quản lý, điều hành giá những tháng cuối năm 2023.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục