Anh Bùi Văn Nhất, Bí thư Đoàn Thanh niên xã Quy Mỹ (Tân Lạc) thành công từ mô hình chăn nuôi lợn.

Anh Bùi Văn Nhất, Bí thư Đoàn Thanh niên xã Quy Mỹ (Tân Lạc) thành công từ mô hình chăn nuôi lợn.

(HBĐT) - 10 năm trước, ở xã Quy Mỹ (Tân Lạc), trong khi các trai làng mải miết với những chuyến vào Nam, ra Bắc để mưu sinh thì Bùi Văn Nhất, xóm ào (hiện là Bí thư Đoàn thanh niên xã Quy Mỹ) đã có những quyết định được coi là mạo hiểm khi đầu tư vào nuôi lợn. Dẫu có đôi lúc thăng trầm nhưng anh vẫn vững tin vào công việc mình đã lựa chọn và “gặt hái” được những thành công, trở thành tấm gương sáng để tuổi trẻ Quy Mỹ học tập, noi theo.

 

Năm 2001, anh Nhất tốt nghiệp THPT, sau 2 năm bươn trải đi làm thuê nhưng chẳng tích cóp được đồng vốn. Anh luôn trăn trở tìm cho mình một hướng đi. Lúc này, trên địa bàn xã Quy Mỹ chưa có hộ gia đình nào nuôi lợn với số lượng từ 5-10 con. Nhận thấy gia đình có điều kiện thuận lợi về nguồn thức ăn cũng như muốn “đi trước, đón đầu” nên anh Nhất đã bàn bạc với gia đình và quyết định đầu tư, mở rộng chuồng trại nuôi 20 con lợn thịt /lứa. “Nhiều người ngạc nhiên vì chưa thấy ai nuôi nhiều đến thế, trong khi, đầu ra bấp bênh, nhất là vấn đề lấy đâu ra cám gạo cho lợn ăn vì ăn tạp lợn không béo tốt được” - Anh Nhất nhớ lại.

 

Để giải quyết mối lo ngại đó, anh mạnh dạn vay vốn ngân hàng và là một trong những hộ đầu tiên trong xóm mua được máy xay xát. Do thời điểm này, các hộ nuôi lợn với số lượng ít nên anh đã thu mua lại cám của bà con đến xát gạo. Trước vườn nhà, anh trồng rau lang. Hàng ngày anh nấu rượu, trung bình 20 kg gạo /ngày để lấy bỗng cho lợn ăn. Theo lời anh Nhất, khoảng thời gian đầu rất vất vả, phải thức khuya, dậy sớm, đi giao rượu cho khách tận xã Do Nhân, Địch Giáo nhưng không phụ công anh, lợn lớn nhanh. Ngay ở lứa đầu tiên, anh đã lãi được 16 triệu đồng, một số tiền khá lớn ở thời điểm đó và khiến nhiều người ngạc nhiên.

 

Có được thành công bước đầu nhưng anh không vội tăng số lượng đàn mà duy trì nuôi lợn thịt với số lượng 20 con /lứa và tích cực học hỏi, trau dồi kỹ thuật chăn nuôi. Khi đó, do phải nhập con giống từ tỉnh khác nên không ít lần anh gặp những rủi ro, chất lượng giống kém và giá cao. Năm 2008, anh quyết định nuôi thêm lợn nái, từ đó đến giờ, anh luôn duy trì nuôi 6 con nái. Điều này vừa giúp anh chủ động nguồn giống đảm bảo, vừa tăng thêm thu nhập từ bán lợn giống cho bà con.

 

 “Từ năm 2009 - 2012, mình được ĐV -TN trong xã tín nhiệm bầu làm Phó Bí thư rồi Bí thư Đoàn xã. Do tham gia công tác đoàn thể nên mình phải sắp xếp hài hòa công việc. Sắp tới, mình sẽ mở rộng chuồng trại ở ngoài Cò Đôn, tăng số lượng lợn thịt trên 30 con /lứa. Đồng thời, tiếp tục duy trì nuôi vịt đẻ trứng và ngan để tận dụng tốt mặt bằng ở đây” - Anh Nhất chia sẻ. Trong những năm qua, cùng với nuôi lợn, anh đã phát triển nuôi vịt đẻ trứng, cao điểm nhất lên tới 120 con. Ngoài ra, anh còn nuôi trâu theo hình thức bán chăn thả và nuôi ngan thịt. Nhờ đó, bình quân mỗi năm, trừ mọi chi phí, gia đình anh có thu nhập khoảng 120 triệu đồng.

 

Với vai trò là thủ lĩnh Đoàn, anh Bùi Văn Nhất đã có nhiều sáng kiến để lan tỏa phong trào phát triển kinh tế ở xã. Điển hình là mô hình “lớp học hiện trường”. Với mô hình này, anh trực tiếp hướng dẫn cho bà con tại chuồng trại về kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ bệnh cho vật nuôi. Nhờ được “mắt thấy, tay thực hành” nên bà con nắm quy trình kỹ thuật nhanh. Hiện, trên địa bàn xã có không ít tấm gương thanh niên làm kinh tế giỏi nhờ sự hỗ trợ từ “lớp học hiện trường” như các anh: Bùi Văn Nhật, xóm ào với mô hình chăn nuôi lợn hay Bùi Xuân Hưởng, xóm Chiềng với mô hình trồng bí xanh, mướp đắng.

 

Với những đóng góp cho phong trào Đoàn cũng như thành công trong phát triển kinh tế, anh Bùi Văn Nhất được UBND huyện Tân Lạc tặng giấy khen về thành tích trong phong trào thi đua yêu nước, lao động tiên tiến và nhiều giấy khen của Huyện Đoàn.

 

 

                                                                    Viết Đào (CTV)

 

 

Các tin khác


Quản lý, nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản

Những năm gần đây, hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, hội nhập quốc tế, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tăng cường năng lực công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP) nông, lâm, thủy sản. Từ đó góp phần nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh sản phẩm nông, lâm, thủy sản của tỉnh tại thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu, nhất là bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng.

Giá vàng sáng 29/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 29/4, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 83 - 85,22 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra).

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục