Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đến nay, xã Toàn Sơn (Đà Bắc) có 16 ha bưởi ở 3 xóm Tân Sơn, Cha và Trúc Sơn.

Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đến nay, xã Toàn Sơn (Đà Bắc) có 16 ha bưởi ở 3 xóm Tân Sơn, Cha và Trúc Sơn.

(HBĐT) - Là xã còn nhiều khó khăn của huyện Đà Bắc, bắt đầu thực hiện chương trình xây dựng NTM (giai đoạn 2011 - 2015) xã mới đạt 3 tiêu chí. Qua 5 năm, nhờ sự nỗ lực, đồng lòng của cán bộ và nhân dân, xã Toàn Sơn đạt 13 tiêu chí xây dựng NTM. Đời sống của nhân dân từng bước ổn định.

 

Toàn xã có 5 xóm, 600 hộ, 2.300 nhân khẩu, chủ yếu là dân tộc Dao chiếm 46%. Qua 5 năm xây dựng NTM, diện mạo của xã đã thay đổi. Nhận thức của người dân về lợi ích xây dựng NTM được nâng cao nhờ thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động. Xác định vấn đề giao thông là nhiệm vụ trọng tâm, từ năm 2011 đến nay, người dân đã hiến 30 ha đất sản xuất, đóng góp hơn 500 triệu đồng và hàng nghìn ngày công lao động. Đó là minh chứng rõ nét cho sự chuyển biến về nhận thức của người dân cũng như hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động của xã.

 

Hiện, hệ thống đường giao thông của xã cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại, giao lưu hàng hoá của người dân. 100% đường liên thôn và 40% đường nội đồng đã được cứng hoá, giúp bà con thuận tiện đi lại, đặc biệt là vào mùa mưa. 100% hộ sử dụng điện thường xuyên. 85% hộ sử dụng nước hợp vệ sinh. Có 4/5 xóm đạt tiêu chuẩn làng văn hoá, 85% hộ đạt tiêu chuẩn “Gia đình văn hóa”. Xã có 38,5% lao động đã qua đào tạo nghề...

 

Cùng với đó, Toàn Sơn thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả và sáng tạo. Đó là đã chuyển đổi các loại cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng xóm đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trước năm 2011, xã chủ yếu trồng lúa cạn (50 ha) và lúa nước (8 ha). Từ năm 2011 đến nay, xã xoá bỏ diện tích lúa chuyển sang trồng cây màu và cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Tổng diện tích gieo trồng năm 2015 đạt 783,7 ha, trong đó, diện tích trồng màu có 595 ha ngô đồi và ngô bãi, 104 ha sắn, 5 ha dong riềng, gần 8 ha khoai sọ, 6 ha lạc, 3,7 ha đậu tương và 2 ha gừng. Riêng xóm Rãnh đã chuyển đổi hơn 30 ha mía tím sang mía trắng. Tận dụng đặc thù có mặt nước hồ để phát triển nuôi thuỷ sản, xóm Phủ hiện có 33 lồng cá, dự kiến cuối năm nay tăng lên 50 lồng. Đặc biệt, với lợi thế có bưa bãi bằng, 3 xóm Tân Sơn, Cha và Trúc Sơn đã tập trung trồng 16 ha bưởi. Qua đó, đem lại thu nhập ổn định cho bà con, góp phần vào XĐ-GN. Từ năm 2011 đến nay, thu nhập bình đầu người của xã tăng mạnh từ 11 triệu đồng/năm lên 18 triệu đồng/ năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 51% xuống còn 26%.

 

Chia sẻ kinh nghiệm trong xây dựng NTM, đồng chí Đặng Thái Sơn, Chủ tịch UBND xã cho biết: Trước tiên, cần làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để đội ngũ CB, ĐV và nhân dân nhận thức được tầm quan trọng của xây dựng NTM. Cần xác định đây là chương trình phát triển KT-XH tổng thể, lâu dài trong nông thôn. Phát huy tối đa vai trò chủ thể của người dân; các cấp uỷ, chính quyền và Ban chỉ đạo cần xây dựng kế hoạch cụ thể và chủ động, sáng tạo, sâu sát, liên tục huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc thực hiện. Xây dựng quy chế hoạt động, phân công rõ trách nhiệm cho từng bộ phận, thành viên; có cách làm chủ động, sáng tạo, phù hợp với điều kiện và đặc điểm của xã, tránh dập khuôn, máy móc. Xã đã phát huy tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, công khai, minh bạch, tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời chấn chỉnh những thiếu xót và tạo niềm tin trong quần chúng nhân dân; huy động mọi nguồn lực để xây dựng NTM. Toàn Sơn phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành 19 tiêu chí NTM.

 

 

 

                                                           Thanh Sơn

                                                             (CTV)

Các tin khác


Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xử lý nghiêm tập thể, cá nhân làm chậm tiến độ triển khai dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn từ Km19+000 - Km53+000 trên địa bàn tỉnh) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực Tây Bắc. Tuy nhiên tiến độ triển khai chậm, nhất là các thủ tục liên quan đến đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, chuyển mục đích sử dụng rừng, cắm mốc, trích đo, giải phóng mặt bằng (GPMB)...

Công khai người nộp thuế nợ thuế đến ngày 31/3/2024

Ngày 25/4, Cục Thuế tỉnh có Công văn số 1991/CTHBI-QLN về việc công khai người nộp thuế nợ thuế.

Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế cạnh tranh để phát triển

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận số 179/TB-VPCP, ngày 23/4/2024 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình ngày 13/4/2024.

Gìn giữ và phát triển thương hiệu bột sắn dây Nhuận Trạch

Cuối năm 2023, sản phẩm tinh bột sắn dây của Hợp tác xã (HTX) liên kết dịch vụ nông nghiệp và chế biến tinh bột Nhuận Trạch ở thôn Đồng Sẽ, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Đối với người dân địa phương, sắn dây từng là cây trồng giúp bà con cải thiện thu nhập, xóa đói, giảm nghèo. Việc chứng nhận tinh bột sắn dây đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao là tiền đề để các hộ tiếp tục giữ gìn và phát triển, đưa sản phẩm vươn xa hơn trên thị trường.

Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục