Đàn dê của gia đình ông Quách Tất Hẹt  ở xóm Ninh Nội 2,  xã An Bình  (Lạc Thủy) cho hiệu quả kinh tế cao.

Đàn dê của gia đình ông Quách Tất Hẹt ở xóm Ninh Nội 2, xã An Bình (Lạc Thủy) cho hiệu quả kinh tế cao.

(HBĐT) - Trong những năm qua, nhân dân xã An Bình (Lạc Thủy) tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng nhiều mô hình trang trại có hiệu quả, từng bước cải thiện cuộc sống. Trong đó phải kể đến mô hình chăn nuôi dê được nhân dân ưa chuộng bởi dễ nuôi, không tốn kém chi phí ban đầu và đem lại hiệu quả kinh tế cao.

 

Hiện nay, tổng đàn dê của xã An Bình có 1.686 con, đạt 191,6% kế hoạch huyện giao và bằng 130% so với cùng kỳ năm 2015. Toàn xã có trên 40 hộ gia đình chăn nuôi dê. Trung bình mỗi hộ nuôi từ 10- 15 con dê giống, mỗi lần sinh sản từ 1- 2 con. Sau 7 tháng có thể xuất chuồng. Trong 2 năm, các gia đình có thể xuất 3 lứa ra thị trường với mức giá ổn định 140.000 đồng/kg, lợi nhuận thu về từ 50- 55 triệu đồng/năm.  

Đến thăm gia đình ông Quách Tất Hẹt ở xóm Ninh Nội 2, một trong những gia đình tiêu biểu phát triển chăn nuôi dê. ông Hẹt cho biết: “Lợi thế của xã An Bình có nhiều đồi núi, không gian tự nhiên phù hợp với chăn thả dê, nguồn thức ăn phong phú, dồi dào và thị trường tiêu thụ ổn định. Ngoài ra, hệ thống chuồng trại chăn nuôi được xây dựng đơn giản, tận dụng tre, gỗ, bương để đóng thành chuồng trại. Nhận thấy những điều kiện thuận lợi đó, nhiều hộ gia đình tại xã đã phát triển hiệu quả mô hình nuôi dê. Hiện nay, gia đình tôi nuôi 10 con dê cái, trung bình cứ 2 năm gia đình xuất ra thị trường 3 lứa, mỗi lứa khoảng 15 con, tương đương với 3 tạ thịt hơi. Hiệu quả kinh tế đem lại hàng năm từ 60- 65 triệu đồng”.  

Hiện nay, thị trường tiêu thụ dê chủ yếu của xã là tỉnh Ninh Bình. Các thương lái đa phần là khách quen, khách lâu năm. Do sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng nên các hộ gia đình dễ bán, không bị ép giá. Hàng năm, Nhà nước còn hỗ trợ các hộ gia đình tiêm phòng các loại dịch bệnh, mở lớp chuyển giao KH-KT để tăng năng suất.  

Tuy nhiên, để nhân rộng quy mô và phát triển mô hình nuôi dê có những khó khăn. Do quỹ đất hạn chế, tại xã chưa có quy hoạch về khu vực chăn thả gây khó khăn trong công tác quản lý. Nhiều hộ gia đình thiếu hiểu biết trong việc chăm sóc, phòng - chống các loại dịch bệnh. Ngoài ra, giống dê ré hiện được các hộ dân nuôi có trọng lượng thấp, chính vì vậy, sản lượng không cao, chưa áp dụng được tiến bộ khoa học vào chăn nuôi.  

Đồng chí Bùi Xuân Hoa, Chủ tịch UBND xã An Bình cho biết: “Trong thời gian tới, xã sẽ phối hợp chặt chẽ với người dân tổ chức các lớp chuyển giao KH-KT áp dụng vào chăn nuôi nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao và chỉ đạo hộ chăn nuôi tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về phòng - chống các loại dịch bệnh. Ngoài ra, xã mong muốn các ngành chức năng hỗ trợ kỹ thuật để nhân rộng hiệu quả mô hình, đem lại thu nhập ổn định cho người dân”.

 

                                                                        Đức Anh (CTV)

 

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xử lý nghiêm tập thể, cá nhân làm chậm tiến độ triển khai dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn từ Km19+000 - Km53+000 trên địa bàn tỉnh) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực Tây Bắc. Tuy nhiên tiến độ triển khai chậm, nhất là các thủ tục liên quan đến đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, chuyển mục đích sử dụng rừng, cắm mốc, trích đo, giải phóng mặt bằng (GPMB)...

Công khai người nộp thuế nợ thuế đến ngày 31/3/2024

Ngày 25/4, Cục Thuế tỉnh có Công văn số 1991/CTHBI-QLN về việc công khai người nộp thuế nợ thuế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục