Với mục đích đưa Bộ chữ dân tộc Mường được phê chuẩn vào trong đời sống dân tộc Mường tại tỉnh nhằm khẳng định Bộ chữ dân tộc Mường là chữ viết chính thức của dân tộc Mường, góp phần bảo tồn và phát huy văn hóa của dân tộc Mường, ngày 27/10/2016, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 118/KH-UBND về triển khai ứng dụng Bộ chữ dân tộc Mường tại tỉnh Hoà Bình.

 

Theo đó, Kế hoạch tập trung vào các nội dung chính: Tuyên truyền sâu rộng dưới nhiều hình thức về Bộ chữ dân tộc Mường; xây dựng bộ gõ chữ Mường phù hợp với đặc điểm của Bộ chữ dân tộc Mường đã được phê chuẩn; biên soạn sách học tiếng Mường được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức dạy học tiếng Mường trong mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn; biên soạn Từ điển song ngữ đối chiếu Việt - Mường, Mường - Việt; sử dụng chính thức Bộ chữ dân tộc Mường trong các hoạt động văn hoá, tuyên truyền, giáo dục…

 

UBND tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị để triển khai thực hiện các nhiệm vụ như: Xây dựng bộ gõ chữ Mường; biên soạn sách học tiếng Mường; biên soạn từ điển song ngữ đối chiếu Việt - Mường, Mường - Việt. Tái bản (có sửa chữa nội dung phần tiếng Mường và thêm phần dịch ý) sách Mo Mường Hòa Bình; xây dựng kế hoạch triển khai cho cán bộ, công chức, viên chức của ngành học tiếng Mường để làm cơ sở nghiên cứu, văn bản hóa các di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Mường theo bộ chữ đã được phê chuẩn; Kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể dân tộc Mường, trong đó áp dụng bộ chữ Mường đã được phê chuẩn để ghi phần tư liệu gốc của di sản văn hóa phi vật thể dân tộc Mường. Nghiên cứu tổ chức dạy học tiếng Mường trong các cõ sở giáo dục phổ thông, Trung tâm giáo dục thýờng xuyên trên địa bàn tỉnh. Xây dựng chuyên trang tuyên truyền tiếng Mường theo Bộ chữ dân tộc Mường đã được phê chuẩn tích hợp trên Cổng thông tin điện tử tỉnh Hoà Bình. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để mở chuyên trang, chương trình bằng chữ Mường trên các ấn phẩm của Báo. Biên soạn nội dung và tổ chức thực hiện dạy tiếng Mường trên kênh truyền hình của tỉnh; ...

                                                                              

 

 

                                                            L inh Ngọc  

                                                   (Văn phòng UBND tỉnh)

Các tin khác

Không có hình ảnh

Gần 1.000 ĐV-TN tham gia lễ hội hóa trang Halloween năm 2016

(HBĐT) - Tối 29/10, tại trường phổ thông DTNT THPT tỉnh, Ban Thư ký Ủy ban Hội LHTN tỉnh phối hợp với Hệ thống anh ngữ Ocean Edu Hòa Bình tổ chức Lễ hội hóa trang Halloween năm 2016 với chủ đề “King of monster”. Tham dự có gần 1.000 ĐVTN trên địa bàn thành phố.

Họp báo Kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh

(HBĐT) - Chiều 28/10, Ban Tổ chức Lễ Kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và Lễ hội Chiêng Mường tỉnh Hòa Bình lần thứ 2, năm 2016 đã tổ chức Họp báo nhằm thông tin về Lễ Kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và công bố Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình. Chủ trì hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó Trưởng ban tổ chức, Trưởng ban Tuyên truyền.

"Zippo mù tạt và em" hứng cơn thịnh nộ của khán giả

Trái với vẻ háo hức và những lời khen ở 22 tập đầu, ở chặng sau (chỉ còn hai tập nữa là kết thúc), bộ phim Zippo mù tạt và em phát sóng trên VTV3 đang hứng chịu cơn thịnh nộ của khán giả.

Không gian văn hóa, âm nhạc chiêng đường phố

(HBĐT) - Từ thời kỳ trung đại, cuối thiên niên kỷ 1, sau công nguyên, thời người Việt - Mường còn chung một gốc, sử dụng một ngôn ngữ đến thời kỳ cận đại (1858 - 1945). Thời người Mường đã phát minh, sử dụng phương thức trình tấu một, hai người với một, hai chiếc chiêng vào ban đêm. Với chức trách của người tuần tra và tiếng chiêng âm vang trầm hùng trên đường làng, ngõ xóm nhắc nhở mọi người đề phòng kẻ gian, trộm cắp, kẻ cướp xâm hại gia đình, làng, xóm và nhắc nhở mọi nhà phải cẩn trọng bếp núc, củi lửa đề phòng hỏa hoạn. Tiếng chiêng cũng được sử dụng hữu hiệu khi lên rừng kéo gỗ làm nhà, săn thú, xuống sông, suối đánh cá để cải thiện bữa ăn, nâng cao đời sống.

Nơi du khách luôn hẹn ngày trở lại

(HBĐT) - Sở hữu khuôn viên đẹp ở vị trí đắc địa với 46 phòng nghỉ, bể bơi, bể tắm sục, khu xông hơi mát xa, hội trường lớn, nhà hàng và đội ngũ nhân viên phục vụ chuyên nghiệp... nhiều năm qua, Trung tâm điều dưỡng người có công Kim Bôi còn được biết đến là nơi tổ chức sự kiện, kết hợp du lịch nghỉ dưỡng hấp dẫn.

Văn hóa ruộng bậc thang Hoàng Su Phì

Những ai đã một lần đến Hoàng Su Phì, một huyện biên giới vùng cao của tỉnh Hà Giang, đều không khỏi ngỡ ngàng khi tận mắt ngắm lớp lớp thửa ruộng bậc thang uốn lượn bao quanh những sườn núi. Từ những thửa ruộng bậc thang này, nhiều nét văn hóa, tín ngưỡng độc đáo gắn với cây lúa của bà con đã được lưu giữ và có ý nghĩa quan trọng cho tới hôm nay. Bởi chính những nét duyên ấy mà ruộng bậc thang Hoàng Su Phì một lần nữa có tên trong Di sản quốc gia Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục