(HBĐT) - Nhằm xây dựng và phát triển thói quen, nhu cầu, kỹ năng và phong trào đọc sách trong nhân dân, nhất là trong thanh - thiếu niên và đồng bào ở vùng điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; góp phần nâng cao dân trí, phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, tăng cường ý thức chấp hành pháp luật, hình thành lối sống văn minh trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.


Ngành giáo dục thí điểm giờ học hướng tới thư viện nhằm nâng cao ý thức đọc sách của học sinh. ảnh: Đ.H

Mục tiêu cụ thể đến năm 2020: Về khả năng tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức: Phấn đấu 80% học sinh, sinh viên và người học khác tại các cơ sở giáo dục được tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức tại các thư viện công cộng, thư viện của các cơ sở giáo dục, văn hóa, khoa học; 20 - 25% người dân ở khu vực nông thôn, 15 - 20% người dân ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức và các dịch vụ liên quan tại các thư viện công cộng, trung tâm học tập cộng đồng. Về nâng cao kiến thức, kỹ năng đọc: Phấn đấu 40 - 50% người dân có kỹ năng tiếp nhận và sử dụng thông tin, tri thức thông qua việc đọc và học tập suốt đời; phấn đấu 85% người sử dụng thư viện (đối với học sinh, sinh viên là 90%) có kỹ năng tiếp nhận và sử dụng thông tin, tri thức thông qua việc đọc để phục vụ học tập, nghiên cứu và giải trí.

Về tăng cường hoạt động thư viện, xuất bản: Phấn đấu đạt mức hưởng thụ bình quân sách là 2 bản/người dân; và đạt 1 bản sách/người dân trong hệ thống thư viện công cộng; mỗi người dân trung bình đọc 2 cuốn sách/năm; số lượng người truy cập và sử dụng thông tin tại các thư viện trên địa bàn tỉnh đạt 1.000.000 lượt/năm; 100% cơ sở giáo dục ở các bậc học, cấp học có thư viện với vốn tài liệu phù hợp…; 80% thư viện công cộng có vốn tài liệu tổng hợp đủ khả năng phục vụ cho mọi đối tượng…; 80% thư viện của các cơ quan nghiên cứu khoa học có vốn tài liệu chuyên sâu.

Tỉnh Hòa Bình cũng đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 sẽ xây dựng cơ sở vật chất tạo môi trường để người dân có thói quen đọc và kỹ năng tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức tại nơi sinh sống, học tập, công tác. Duy trì và củng cố các chỉ tiêu phát triển văn hóa đọc; tiếp tục cải thiện môi trường đọc. Hoạt động thư viện, xuất bản có khả năng đáp ứng nhu cầu đọc của người dân (bao gồm cả xuất bản ấn phẩm in và điện tử). Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là đơn vị có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương có liên quan tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch theo hướng phù hợp và hiệu quả.


Ngọc Linh (CTV)

Các tin khác


Mãn nhãn với màn pháo hoa mừng ngày thống nhất đất nước

Tối 30/4, hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để vui chơi và xem màn bắn pháo hoa mừng 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục