(HBĐT) - Huyện Yên Thuỷ có hệ thống các cơ sở tín ngưỡng như đình, chùa chứa đựng nhiều giá trị lịch sử, văn hoá gắn với văn hóa tín ngưỡng độc đáo của người dân địa phương, gồm: 12 điểm di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, trong đó có 3 di tích xếp hạng cấp quốc gia và 9 di tích xếp hạng cấp tỉnh. Thời gian qua, các di tích này đã và đang được đầu tư trùng tu, tôn tạo phục vụ việc phát triển du lịch.

Cán bộ văn hóa xã Phú Lai (Yên Thủy) kiểm tra các hạng mục tại Đình Xàm để có kế hoạch trùng tu, bảo tồn nhằm phát triển du lịch.

 Đồng chí Bùi Trọng Thủy, Trưởng phòng VH-TT huyện Yên Thủy cho biết: Nhằm khai thác giá trị của các di tích lịch sử, văn hóa để phát triển du lịch, UBND huyện đã ban hành Kế hoạch số 41/KH-UBND ngày 21/4/2017 về việc triển khai thực hiện Đề án phát triển du lịch huyện Yên Thủy đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030. Đây là định hướng chỉ đạo kịp thời nhằm gắn kết công tác phát triển sản phẩm du lịch với việc khai thác tài nguyên văn hóa, phát triển du lịch theo hướng bền vững. Việc triển khai thực hiện Đề án, kế hoạch xác định rõ các phân khu ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng để phục vụ phát triển du lịch. Trong đó, trên địa bàn huyện đã tổ chức trùng tu, tôn tạo một số di tích lịch sử văn hóa như: nhà Đại bái Đình Thượng (xã Yên Trị) với nguồn kinh phí khoảng 900 triệu đồng từ nguồn xã hội hóa, phục dụng nhà Đại bái Đình Phủ Vệ (xã Đoàn Kết) hiện đang trong giai đoạn huy động nguồn kinh phí xã hội hóa và các nguồn kinh phí hợp pháp khác dự kiến khoảng 500 triệu đồng.

Huyện Yên Thủy duy trì và tổ chức tốt các Lễ hội truyền thống gắn với các di tích như: Lễ hội Chùa Hang, Lễ hội Đình Xàm, Đình Phủ Vệ, Đình Thượng, Đình Trung, Chùa Tác Đức, Đình Rậm tạo nên nét đặc trưng cho du lịch Lễ hội của huyện. Ngoài ra, các lễ hội đã làm tốt công tác bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa dân tộc. Thông qua các tiết mục văn nghệ đặc sắc của các đội văn nghệ quần chúng đã góp phần quan trọng trong thu hút khách du lịch. Bên cạnh đó, tại những địa phương có di tích đều thành lập được Ban quản lý di tích. Hiện tại, toàn huyện có 6 Ban quản lý di tích cấp xã. Ban quản lý di tích làm nhiệm vụ trông coi, dọn dẹp, đảm bảo ANTT tại các di tích.

Hàng năm, vào mùng 6 - 7 tháng giêng, chính quyền xã Phú Lai tổ chức Lễ hội Đình Xàm nhằm quảng bá giá trị của di tích lịch sử của địa phương. Ông Bùi Văn Khôi, công chức văn hóa xã Phú Lai cho biết: Di tích đình Xàm được cấp ủy, chính quyền và nhân dân xã Phú Lai giữ gìn và có kế hoạch trùng tu. Đặc biệt, chính quyền xã Phú Lai luôn xác định đình Xàm là điểm văn hóa tâm linh cần bảo tồn, phát triển gắn với hoạt động quảng bá, thu hút khách du lịch. Vào mùa lễ hội, đã thu hút số lượng lớn du khách thập phương tới chiêm bái, tham quan, khám phá đình Xàm. Để đảm bảo lễ hội đình Xàm diễn ra an toàn, Ban quản lý di tích xã Phú Lai thành lập Ban tổ chức lễ hội, phân công thành viên các tiểu ban như tiểu ban lễ tân, tiểu ban ANTT, tiểu ban môi trường… Trung bình mỗi năm, đình Xàm thu hút hơn 3.000 khách du lịch.

Ngoài ra, huyện Yên Thủy còn tích cực cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh hấp dẫn, cởi mở để thu hút các nhà đầu tư vào phát triển du lịch. Hiện tại, huyện Yên Thủy đang kêu gọi Công ty du lịch Đại Việt đầu tư vào khu du lịch tâm linh xã Lạc Thịnh. Xã Lạc Thịnh gồm 2 di tích nổi tiếng là chùa Tác Đức và đình Rậm. Nếu khai thác tốt, đây sẽ là tiềm năng lớn để phát triển du lịch huyện Lạc Thủy.

Với việc bảo tồn và khai thác có hiệu quả giá trị các di tích trong phát triển du lịch đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy ngành du lịch của huyện Yên Thủy phát triển. Trong mùa lễ hội năm 2019, một số di tích nổi tiếng của huyện Yên Thủy đã đón số lượng lớn khách đến tham quan, khám phá. Quý I, huyện Yên Thủy đón 26.380 lượt khách, doanh thu từ du lịch đạt 7 tỷ đồng.

 Thu Thủy


Các tin khác


Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục