(HBĐT) - Đối với phụ nữ Dao Tiền, xóm Sưng, xã Cao Sơn (Đà Bắc), ngoài những lúc lên nương, rẫy thì đều tranh thủ ngồi thêu những hoa văn, họa tiết lên vải để may trang phục. Để hoàn thành một bộ trang phục, người phụ nữ Dao Tiền phải trải qua nhiều công đoạn rất công phu và tỉ mỉ, có khi mất cả tháng trời. Thường thì vào những lúc nhàn rỗi, họ tự tay nhuộm chàm, vẽ sáp ong, thêu và may quần áo cho các thành viên trong gia đình.


Người phụ nữ dân tộc Dao Tiền, xóm Sưng, xã Cao Sơn (Đà Bắc) khéo léo thêu hoa văn, họa tiết làm ra những sản phẩm truyền thống. 

Bà Lý Thị Hai, xóm Sưng vừa nhanh tay phơi những mảnh vải mới được nhuộm chàm chia sẻ: Vải được nhuộm chàm, công việc này khá phức tạp với nhiều công đoạn. Đầu tiên, những cây chàm được trồng trên nương và thu hoạch vào tháng 5,6,7 âm lịch. Cây chàm cắt về ngâm trong nước, vớt bỏ bã tiếp tục cho vôi vào đánh cho tan, qua quá trình lắng đọng sẽ được cốt chàm. Khi sử dụng sẽ lấy nước lọc tro hòa với cốt chàm để có nước chàm nhuộm vải. Vải được ngâm trong nước chàm khoảng 20 phút rồi vớt ra vắt nước đem phơi nắng, công đoạn này được lặp đi lặp lại nhiều lần đến khi có được màu ưng ý mới thôi và thường phải kéo dài từ 20 - 30 ngày mới có được tấm vải màu đẹp. Với trang phục người Dao Tiền, hoa văn trang trí trên vải được in bằng sáp ong khá độc đáo và cầu kỳ. Thường với những vải có hoa văn in bằng sáp ong thì phải in xong mới đem nhuộm chàm. Để có sáp ong tốt, bà con thường sử dụng sáp ong rừng và ong khoái. Vào mùa hạ và mùa thu, bà con vào rừng lấy sáp ong mang về đun nóng để lọc lấy sáp. Khi vẽ, sáp ong được cho vào bát hoạch đĩa nhỏ để trên bếp than hoa và dùng công cụ in là cây trúc vót mỏng uốn thành khung nhỏ, ống nứa tròn nhỏ và thập tô bằng đồng chấm vào sáp ong để in các họa tiết trên vải. Việc in hoa văn trên vải đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn trọng từng nét một để đường in đều, đẹp không bị cong, lệch.

Vừa khéo léo luồn từng đường kim mũi chỉ trên tấm vải chàm đã được in hoa văn, bà Lý Thị Tiến, xóm Sưng cho biết: Theo phong tục từ xưa, con gái người Dao Tiền trước khi lấy chồng phải biết thêu thùa, may vá để tự tay may váy cưới cho mình. Ngay từ nhỏ, các cháu bé đã được cho mặc những bộ trang phục truyền thống và khi lên 10 tuổi các bé gái đã được bà, mẹ dạy cách thêu thùa từ những công đoạn đơn giản đến phức tạp. Hiện nay, xóm Sưng vẫn giữ truyền thống đó và các bé gái đến độ tuổi lên 10 đều đã bắt đầu làm quen với thêu các hoa văn, họa tiết trên vải và các công đoạn khác để ra được sản phẩm hoàn chỉnh. Vải sau khi được nhuộm, thêu hoàn chỉnh có thể sử dụng may trang phục, làm thành đồ trang trí nội thất hay những chiếc túi xinh xắn…

Hiện nay, xóm Sưng, xã Cao Sơn đã trở thành bản du lịch cộng đồng hấp dẫn du khách, nhất là du khách quốc tế đến thăm quan, trải nghiệm. Do đó, nghề thêu, vẽ thổ cẩm của người Dao Tiền không chỉ đơn thuần là làm ra bộ trang phục, sản phẩm phục vụ nhu cầu sinh hoạt nữa mà còn làm ra các sản phẩm lưu niệm để du khách đến tham quan có thể trực tiếp tham gia vào các công đoạn từ nhuộm chàm, vẽ sáp ong, thêu và mua những chiếc khan, bộ trang phục, túi đeo… về làm quà lưu niệm. Qua đó, không chỉ tạo thêm thu nhập cho người dân địa phương mà còn góp phần bảo tồn và giới thiệu nét văn hóa đặc sắc của dân tộc đến du khách trong nước và quốc tế.  

                                                                               Đỗ Hà

Các tin khác


Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục