(HBĐT) - Những năm qua, phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH) trên địa bàn tỉnh đã được các cấp, ngành và các tổ chức đoàn thể triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả. Theo đó, đã thu hút sự tham gia của đông đảo người dân tạo khí thế thi đua sôi nổi, rộng khắp. 

 

Người dân xóm Tân Vượng, xã Phú Lai (Yên Thủy) múa hát mừng Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2019.

Giữ vững danh hiệu gia đình văn hóa trong nhiều năm liền, ông Lê Văn Lang, tổ 3, phường Phương Lâm (TP Hòa Bình) chia sẻ: Trước đây, tôi tham gia Ban công tác mặt trận của khu dân cư 16 năm, thường xuyên đi tuyên truyền, vận động người dân thực hiện phong trào xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa. Xác định rõ: muốn làm tốt công tác tuyên truyền, nói dân nghe thì trước hết gia đình mình phải gương mẫu về mọi mặt. Theo đó, tôi luôn động viên các thành viên trong gia đình thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, luôn chấp hành đường lối, chính chính, sách pháp luật của Đảng, Nhà nước đề ra. Xây dựng gia đình hòa thuận, mọi người trong gia đình yêu thương, đoàn kết, bình đẳng, tôn trọng nhau. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho mọi thành viên hoàn thành công việc của mình. Đặc biệt, phải thực hiện tốt nếp sống văn minh theo quy ước, hương ước của tổ dân phố. Bởi tôi nghĩ rằng, trong khu dân cư có nhiều gia đình gương mẫu sẽ thúc đẩy tốt phong trào "TDĐKXDĐSVH”, xây dựng "Khu dân cư văn hóa”.

Nắm rõ tình hình thực tiễn ở cơ sở, cũng như những tâm tư, suy nghĩ của người dân, BCĐ "TDĐKXDĐSVH” đã tạo lực đẩy cho phong trào bằng công tác tuyên truyền, vận động. Theo đó, trong năm qua, BCĐ tỉnh và các ngành thành viên đã chỉ đạo, hướng dẫn các huyện, thành phố và cơ sở tổ chức chương trình văn hoá văn nghệ, các đợt tuyên truyền, cổ động chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm. Tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động của 1.482 đội văn nghệ quần chúng, nhiều câu lạc bộ văn hóa hoạt động hiệu quả, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Theo đó, trong năm, các đội văn nghệ cơ sở đã tổ chức được 11.175 buổi biểu diễn, ước phục vụ trên 2,4 triệu lượt người xem. Thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ quần chúng, góp phần đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa của nhân dân, bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc và phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương. 

Bên cạnh đó, phong trào xây dựng "Gia đình văn hóa” đã được nhân dân đồng tình hưởng ứng. Các tiêu chí xây dựng gia đình văn hóa được các gia đình tự giác thực hiện, tạo nên môi trường văn hóa lành mạnh từ trong mỗi gia đình, là nền tảng của xây dựng đời sống văn hóa cơ sở. Năm 2019, toàn tỉnh có 211.871/tổng số 214.465 hộ toàn tỉnh đăng ký xây dựng danh hiệu gia đình văn hóa. Kết quả bình xét cuối năm có 179.922 hộ được công nhận đạt danh hiệu gia đình văn hóa, đạt tỷ lệ 83,8%.  Sau khi hoàn thành sáp nhập thôn, xóm, tổ dân phố có 1.463 cư/ 1.482 thôn, làng, bản, khu dân cư  trong toàn tỉnh tỉnh đăng ký xây dựng "Khu dân cư văn hóa”. Kết quả bình xét có 1.264 làng, bản, tổ dân phố đạt danh hiệu khu dân cư văn hóa, đạt tỷ lệ 85,2%. Phong trào xây dựng "Khu dân cư văn hóa” tại cơ sở góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân, hạn chế những hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan và tệ nạn xã hội. Tình làng, nghĩa xóm ngày càng gắn bó, đoàn kết cùng nhau phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng, ANCT-TTATXH tại cơ sở được giữ vững.

Đồng chí Bùi Thị Niềm, Giám đốc Sở VH-TT&DL, Phó trưởng ban thường trực BCĐ "TDĐKXDĐSVH” tỉnh chia sẻ: Để tiếp tục tạo sự lan tỏa phong trào TDĐKXDĐSVH ở cơ sở, trong thời gian tới, ngành sẽ tham mưu, ban hành hướng dẫn mới triển khai thực hiện phong trào thay thế Hướng dẫn số 128, ngày 15/3/2019 của BCĐ phong trào tỉnh về triển khai thực hiện pPhong trào "TDĐKXDĐSVH” trên địa bàn tỉnh cho phù hợp trong triển khai thực hiện. Tham mưu cho BCĐ phong trào tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện phong trào giai đoạn 2016 - 2020. Phối hợp với Vụ pháp chế, Bộ VH-TT&DL tổ chức tập huấn công tác xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước cho cơ sở và tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra thực hiện các danh hiệu văn hóa trong phong trào "TDĐKXDĐSVH”.

Lam Nguyệt

Các tin khác


Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục