(HBĐT) - Vào dịp Quốc khánh 2/9 hàng năm, người dân các xã trên địa bàn huyện Lạc Sơn thường tổ chức ăn Tết Độc lập. Từ sáng sớm, không khí ở các vùng Mường Vang, Mường Khói rộn rã, hoạt động thể thao, văn hóa, văn nghệ sôi nổi khắp thôn xóm, bản làng. Nhà nhà sum vầy bên vò rượu cần. Hân hoan đón Tết Độc lập, từ người già, trẻ nhỏ, thanh niên nam nữ đều mặc những bộ trang phục đẹp nhất đến nhà nhau thăm hỏi và ăn Tết. Đàn ông làm thịt lợn, thịt vịt, thịt gà, phụ nữ trải chiếu gói bánh uôi, bắc bếp đồ xôi…



Người dân Mường Vó (Lạc Sơn) làm bánh uôi trong ngày Tết Độc lập.

Đã thành truyền thống, phong tục đẹp nên bao năm nay, Tết Độc lập diễn ra như vậy, lan tỏa ra toàn huyện. Năm nay, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, quy mô tổ chức ăn Tết trong Nhân dân tự giác giảm đi, vì mục tiêu đảm bảo sức khỏe của Nhân dân, tăng cường phòng, chống dịch, hạn chế tập trung đông người. Dẫu vậy, bản sắc Tết Độc lập vẫn được giữ. Mọi gia đình chuẩn bị đầy đủ, tươm tất mâm cơm cúng cùng bánh trái, hoa quả bày lên bàn thờ tổ tiên và Bác Hồ, mong cầu cho con cháu có sức khỏe, gia đình được hạnh phúc, làng xã được ấm no, quê hương, đất nước được giàu mạnh, yên bình.

Qua lời kể của ông Bùi Văn Thuộm, xóm Vó Trên, xã Nhân Nghĩa thì phong tục ăn Tết Độc lập xuất phát chính từ vùng Cộng Hòa, cụ thể ở vùng Mường Vang. Vào năm 1945, cùng với lực lượng cách mạng trong toàn tỉnh, lực lượng cách mạng trung đội tự vệ cứu quốc và Nhân dân lao động huyện Lạc Sơn từ Mường Khói đã tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền thành công. Năm 1947, thực dân Pháp tái xâm lược tỉnh Hòa Bình, đến năm 1949, chiến dịch Hòa Bình giành thắng lợi to lớn, tỉnh ta hoàn toàn được giải phóng. Cuối năm 1949, giặc Pháp rút khỏi đồn Mường Vang, vùng Cộng Hòa được giải phóng, chế độ nhà lang sụp đổ. Năm đó, vào dịp Quốc khánh (2/9), Hội các cụ phụ lão (nay như Mặt trận tổ quốc) cùng chính quyền xã tổ chức mít tinh, vui văn hóa, mổ trâu chia cho Nhân dân cùng ăn mừng ngày độc lập. Trong các gia đình lập bàn thờ treo cờ Tổ quốc, ảnh Bác Hồ và các vị lãnh tụ. Từ đó, thành lệ cứ vào ngày 2/9 các năm sau đều tổ chức ăn mừng…

Ngày nay, cùng với những đổi thay trên quê hương Mường Vang, quy mô, phạm vi tổ chức Tết Độc lập ngày càng lớn, các gia đình thường ăn Tết Độc lập to không kém gì Tết cổ truyền. Ông Thuộm cho hay: Nếu dịp này mọi năm, con cháu từ khắp mọi miền tụ họp rồi khách khứa được mời về thì Tết này giới hạn tổ chức trong phạm vi gia đình. Vì cái chung, vì dịch bệnh Covid-19 còn phức tạp nên người dân quê tôi đồng lòng, động viên con cháu trong gia đình ở phương xa hạn chế trở về, cũng không tổ chức mời khách và các hoạt động thăm hỏi, chúc mừng.

Theo đồng chí Bùi Văn Dương, Phó Chủ tịch UBND huyện, Tết Độc lập là truyền thống tốt đẹp có từ lâu đời, được tổ chức nhiều năm, thể hiện đạo lý uống nước, nhớ nguồn, ca ngợi Đảng, Bác Hồ, tri ân các anh hùng, liệt sỹ đã chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc, chào mừng Cách mạng Tháng Tám thành công và khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là Cộng hòa XHCN Việt Nam. Việc giữ bản sắc Tết Độc lập góp phần xây dựng, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Giới thiệu, quảng bá, tôn vinh những nét văn hóa đặc sắc của địa phương tới bạn bè trong, ngoài huyện, góp phần tăng cường giao lưu, hội nhập và phát triển KT-XH, QP-AN. Đón Tết trong điều kiện khó khăn phải ứng phó với dịch bệnh Covid-19, mỗi người dân quê hương Mường Vang ý thức được trách nhiệm của mình, đoàn kết, đồng lòng cùng người dân trong tỉnh, Nhân dân cả nước tuân thủ thực hiện thông điệp "5K", góp phần đẩy lùi, chiến thắng đại dịch, để cuộc sống sớm bình an trở lại, truyền thống yêu nước càng được hun đúc, giá trị tốt đẹp của Tết Độc lập ngày càng lan tỏa và chắc chắn những Tết Độc lập sau càng được tổ chức to hơn, ý nghĩa hơn.

Bùi Minh

Các tin khác


Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục