(HBĐT) - Về vùng chiến khu cách mạng Mường Khói, xã Tân Mỹ (Lạc Sơn), ấn tượng đầu tiên là các nhà văn hóa xóm, bản và nhà ở trong dân chủ yếu là nhà sàn làm từ vật liệu mới, vừa bền vững mà giữ được nét đẹp truyền thống của người Mường. Thay vì sử dụng gỗ tự nhiên và các loại tranh, tre, nứa, đa số nhà sàn của bà con có kết cấu bằng bê tông.



Gia đình ông Quách Văn Khiệm, xóm Câu, xã Tân Lỹ (Lạc Sơn) sử dụng vật liệu mới xây dựng nhà sàn mà vẫn giữ được nét đẹp truyền thống.

Cuối năm 2020, trên nền nhà ở cũ, gia đình ông Quách Văn Khiệm ở xóm Câu hoàn thiện công trình nhà sàn bằng bê tông vững chãi, thuộc diện khang trang, bề thế nhất xóm. Tính ra từ lúc khởi công đến khi dọn vào ở, toàn bộ chi phí thuê nhân công, mua nguyên vật liệu ngót 1,1 tỷ đồng. Ông Khiệm tự hào: Nhà sàn là tài sản lớn nhất mà gia đình tôi đã dành dụm cả đời, bán cả đàn trâu béo để dựng nên. Mặc dù đời sống hiện đại, ở nhiều nơi, người Mường chuyển sang ở nhà xây mái bằng, nhà cao tầng… nhưng người dân quê tôi vẫn giữ nếp nhà sàn, lối kiến trúc 1 gian, 2 chái như truyền thống. Trong ngôi nhà này, ông bà, cha mẹ, con cái ngày ngày quây quần. Mọi sinh hoạt trong gia đình vẫn diễn ra bình dị.

Xóm Câu cũng là một trong những khu dân cư tiêu biểu mà hầu hết người dân đều gìn giữ phong tục ở nhà sàn. Ngoài hộ ông Quách Văn Khiệm, nhiều gia đình khác cũng làm được nhà sàn to đẹp, như hộ các ông: Quách Văn Hiền, Bùi Văn Điền, Quách Văn Tân… Hơn 80% trong tổng số 171 hộ dân của xóm đang sinh hoạt trong nếp nhà sàn, kết cấu bằng bê tông. Các gia đình còn chú trọng tạo cảnh quan cho công trình nhà sàn thêm mềm mại, hài hòa với thiên nhiên bằng hàng cau, giàn trầu, vườn mía tím hay vườn bưởi đỏ, bưởi Diễn xum xuê hoa trái.

Trên địa bàn xã còn có ngôi nhà sàn bê tông to, đẹp của ông Bùi Văn Lợi ở xóm Cai là ngôi nhà mơ ước của nhiều người. Ngoài yếu tố về không gian, ngôi nhà đáp ứng nhiều tiện ích, tạo môi trường sinh hoạt chung cho cả gia đình với nhiều gian ở tầng trên và tầng dưới. Ông Lợi cho biết: Nhà sàn từ gỗ nguyên bản dễ bị mối mọt, lâu lâu phải thay, tháo các bộ phận hỏng vừa tốn kém mà nguyên vật liệu khó kiếm. Đi cùng xu hướng mới, gia đình tôi lựa chọn nhà sàn bê tông vì có nhiều ưu việt, bền mà vẫn giữ được bản sắc văn hóa của người Mường.

Theo đồng chí Bùi Đức Toàn, Chủ tịch UBND xã, ở nhà sàn là phong tục đã có từ thời xa xưa. Trước đây, nhà sàn được làm hoàn toàn bằng gỗ. Tuy nhiên, những năm gần đây, đứng trước nguy cơ "chảy máu” tài nguyên rừng, cấp ủy, chính quyền địa phương đã tích cực ngăn chặn các hành vi phá rừng lấy gỗ. Đồng thời, động viên, khuyến khích người dân sưu tầm vật liệu khác, tránh sử dụng đến nguồn gỗ tự nhiên. Cùng thời gian này, một người dân ở xóm Nạch đã nảy sinh ý tưởng làm nhà sàn từ bê tông. Ý tưởng được hiện thực hóa và nhân rộng, tạo bước phát triển mới đối với công trình nhà ở tại địa phương.

Đẩy mạnh các cuộc vận động, phong trào thi đua, Nhân dân trên địa bàn xã tích cực thực hiện việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, nhất là trong nếp ăn, nếp ở. Với hơn 90% hộ dân tộc Mường, trên 70% tổng số hộ dân toàn xã vẫn ở nhà sàn, 30% hộ làm nhà xây, đã xóa xong nhà tạm. Đặc biệt, với việc tạo không gian thoáng mát cùng nhiều tiện ích mà vẫn giữ được bản sắc dân tộc, nhà sàn bê tông không chỉ được nhiều người dân trên địa bàn xã lựa chọn mà còn lan rộng ở các gia đình vùng Mường khác như Tân Lạc, Yên Thủy, TP Hòa Bình.

Bùi Minh

Các tin khác


Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục