(HBĐT) - Hiện nay, huyện Lạc Sơn có 173 di tích, thắng cảnh đã được đưa vào kiểm đếm với các loại hình: Di tích khảo cổ, di tích lịch sử cách mạng, di tích lịch sử văn hóa thắng cảnh, trong đó có 3 di tích cấp quốc gia và 13 di tích cấp tỉnh. Việc bảo tồn, tôn tạo, phát huy các giá trị di tích trên địa bàn huyện được quan tâm, nhiều di tích được trùng tu, tôn tạo, phục dựng, góp phần vào công tác giáo dục truyền thống, văn hóa, lịch sử địa phương, gắn quảng bá với phát triển du lịch.


Người dân xã Ân Nghĩa (Lạc Sơn) thường xuyên quét dọn, giữ gìn vệ sinh khuôn viên đình Khói.

Năm 2019, di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh đình Khói, xã Ân Nghĩa (Lạc Sơn) được đầu tư phục dựng trên diện tích 1 ha, gồm nhà đình, khuôn viên, tường bao… với tổng nguồn vốn trên 6 tỷ đồng. Ngôi đình khang trang, uy nghi được dựng lên không chỉ phát huy những giá trị văn hóa lịch sử, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh, tín ngưỡng của người dân trong vùng, mà còn trở thành điểm du lịch tâm linh thu hút du khách thập phương. Ông Quách Văn Tiến, người trông coi đình Khói chia sẻ: Sau thời gian dài bị gián đoạn, đầu năm 2020, lễ hội đình Khói được phục dựng và tổ chức định kỳ vào tháng giêng hàng năm. Việc phục dựng lễ hội đình Khói có ý nghĩa quan trọng trong văn hóa tâm linh, tín ngưỡng của người dân Mường Khói nói riêng và Nhân dân các dân tộc huyện Lạc Sơn nói chung. Qua đó, góp phần gìn giữ, bảo tồn, phát huy những giá trị lịch sử văn hóa lâu đời của dân tộc Mường Lạc Sơn, cũng như đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá tâm linh, tín ngưỡng mang tính chất cộng đồng và giải trí của Nhân dân.

Là huyện có số di tích được xếp hạng đứng thứ 3 toàn tỉnh, với hệ thống di tích khá phong phú, gồm: Di tích khảo cổ, di tích lịch sử cách mạng, di tích lịch sử văn hóa thắng cảnh. Trong những năm qua, huyện đã có những giải pháp tích cực trong việc giữ gìn, phát huy các giá trị, di sản văn hoá vật thể và phi vật thể. Chú trọng tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức, hành động của mỗi người về bảo tồn di tích. Các giá trị văn hóa, lễ hội truyền thống, lễ hội dân gian được bảo tồn, phát huy đúng tinh thần Luật Di sản văn hóa. Công tác bảo tồn, trùng tu, tôn tạo, phát huy các giá trị di tích được thực hiện thường xuyên. Cùng với việc đầu tư của Nhà nước, huyện đẩy mạnh xã hội hoá việc tu bổ, tôn tạo di tích. Trong đó,  Nhân dân đóng góp tiền, ngày công, tôn tạo, sửa chữa một số hạng mục ở các di tích đền Trường Khạ, đền Cây Đa (thị trấn Vụ Bản), đền Băng (xã Ngọc Lâu), đền Mẫu (xã Vũ Bình), đình Khênh (xã Văn Sơn)… Anh Bùi Văn Khuyên, công chức văn hóa xã Vũ Bình (Lạc Sơn) cho biết: Trên địa bàn xã có 3 di tích, gồm: Đình Cổi, đình Cảng, đền Mẫu. Năm 2014, xã phục dựng đền Cổi, đến năm 2018 được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Từ nguồn ngân sách Nhà nước đã đầu tư tôn tạo di tích đình Cổi, đình Cảng khang trang hơn, là nơi sinh hoạt văn hóa tâm tinh, tín ngưỡng của người dân địa phương và các vùng lân cận. Bà con có ý thức trong việc gìn giữ, bảo vệ, giữ vệ sinh khuôn viên xung quanh di tích.

Đồng chí Nguyễn Thế Hùng, Trưởng phòng VH-TT huyện cho biết: Để làm tốt công tác quản lý, bảo vệ, tôn tạo di tích, Phòng VH-TT huyện tiếp tục tham mưu UBND huyện chỉ đạo các địa phương có di tích làm tốt công tác quản lý, bảo vệ di tích. Huyện đang đề xuất giai đoạn 2021 - 2025 tiếp tục đầu tư, tôn tạo các di tích được xếp hạng đã bị xuống cấp, trong đó có di tích "Trường Sơn du kích kháng Nhật học hiệu" xóm Bu Lọt, xã Tân Mỹ; đình Băng, xã Ngọc Lâu; hang Khụ Dúng, xã Nhân Nghĩa… Đồng thời, đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong bảo tồn, phát huy giá trị của di tích lịch sử, văn hóa. Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong các tầng lớp Nhân dân nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm bảo vệ các di tích lịch sử, văn hóa, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong cộng đồng.


Đỗ Hà

Các tin khác


Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục