(HBĐT) - Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 360 cơ sở tín ngưỡng. Trong đó, 47 tín ngưỡng đã được xếp hạng, 76 cơ sở tín ngưỡng được UBND tỉnh đưa vào danh mục kiểm kê và 237 cơ sở tín ngưỡng chưa được xếp hạng, chưa được UBND tỉnh đưa vào danh mục kiểm kê. Phần lớn các cơ sở tín ngưỡng đều có quy mô và phạm vi hoạt động nhỏ, một số mới được khôi phục lại trong những năm gần đây để đáp ứng nhu cầu tâm linh của người dân. Đối tượng được thờ cũng trong các cơ sở tín ngưỡng tương đối đa dạng, có nơi thờ thần trong tự nhiên như thổ công, thổ địa, thần rừng…, có nơi thờ Mẫu, thờ người có công với đất nước, cộng đồng…

 


Các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh chấp hành đầy đủ quy định pháp luật và chủ trương, chính sách của địa phương. Ảnh chụp tại đền Thác Bờ, xã Thung Nai (Cao Phong).

Về tôn giáo, trên địa bàn tỉnh có 2 tôn giáo chính là Công giáo, Phật giáo với tổng số tín đồ trên 48 nghìn người. Các tín đồ tôn giáo chiếm 5,9% dân số toàn tỉnh, hầu hết là dân tộc Mường, Kinh. Các tôn giáo đã có mặt trên địa bàn 10/10 huyện, thành phố; 99/151 xã, phường, thị trấn. 

Đồng chí Ngô Xuân Thu, Trưởng phòng Tôn giáo (Sở Nội vụ) cho biết: Sau khi Luật Tín ngưỡng, tôn giáo (TN, TG) và Nghị định số 162/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật TN, TG được ban hành, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch triển khai thi hành Luật TN, TG, đồng thời chỉ đạo UBND huyện, thành phố, các sở, ban, ngành xây dựng kế hoạch thực hiện tại địa phương, trong đó chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến luật và nghị định. Các cấp, các ngành tổ chức 593 lớp bồi dưỡng, hội nghị tuyên truyền, phổ biến cho trên 27 nghìn lượt cán bộ, công chức, chức sắc, chức việc, nhà tu hành… Ngoài ra, phổ biến trên phương tiện thông tin đại chúng, các buổi họp thôn, tổ dân phố, hội thảo, hội thi tìm hiểu luật…

Trong công tác quản lý, UBND tỉnh chỉ đạo, giao cơ quan chuyên môn quản lý Nhà nước về tôn giáo cấp tỉnh chủ trì, phối hợp cơ quan, đơn vị, UBND các huyện, thành phố thực hiện rà soát văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực TN, TG để đảm bảo tính đồng bộ, phù hợp với quy định của luật. UBND tỉnh ban hành quy chế phối hợp giữa Sở VH-TT&DL với Sở Nội vụ trong quản lý hoạt động TN, TG trên địa bàn tỉnh. Các cơ quan chức năng của tỉnh hướng dẫn các cơ sở tín ngưỡng hoạt động theo quy định của pháp luật, phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc, phong tục tập quán địa phương, ngăn ngừa các hoạt động mê tín dị đoan, lợi dụng hoạt động tín ngưỡng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Từ năm 2018 đến nay đã cấp đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung cho 3 điểm nhóm (1 điểm nhóm đạo Công giáo và 2 điểm nhóm đạo Phật); thành lập 3 tổ chức tôn giáo trực thuộc theo quy định của luật (Giáo xứ Vụ Bản, giáo họ Lương Sơn thuộc Tổng giáo phận Hà Nội và giáo họ Thịnh Lang thuộc Giáo xứ Hòa Bình). Chấp thuận đổi tên 2 tổ chức tôn giáo trực thuộc là Ban trị sự Giáo hội  Phật giáo Việt Nam TP Hòa Bình và Giáo xứ Mường Cắt, xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn). Tiếp nhận và chấp thuận theo thẩm quyền 2 trường hợp phong phẩm chức sắc; chấp thuận đăng ký bổ nhiệm 14 chức việc. Hàng năm, Sở Nội vụ xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra công tác nội vụ, trong đó có công tác TN, TG tại các địa phương, đơn vị liên quan, qua đó kịp thời phát hiện những bất cập, vướng mắc để điều chỉnh, bổ sung, đồng thời hướng dẫn các cơ quan, địa phương, tổ chức tôn giáo thực hiện đúng quy định của luật và nghị định. 

Sau 3 năm thi hành Luật TN, TG và Nghị định số 162/NĐ-CP, tình hình TN, TG trên địa bàn tỉnh ổn định. Đã có sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức đối với vấn đề tôn giáo và công tác tôn giáo của đồng bào có đạo, Nhân dân, tín đồ thuộc các tôn giáo ngày càng tin tưởng vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đoàn kết chấp hành các quy định của địa phương, tích cực tham gia lao động sản xuất, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cả về vật chất, tinh thần; chức sắc, chức việc các tôn giáo chấp hành đầy đủ quy định pháp luật và những chủ trương, chính sách của địa phương; không có hành vi kích động tín đồ, phật tử chống đối hoặc cầu nguyện, ủng hộ các hành vi cực đoan vi phạm pháp luật.

Việt Lâm

Các tin khác


Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục