(HBĐT) - Cùng với mo Mường, chiêng Mường, các câu hát đối giao duyên, làn điệu thường rang, bộ mẹng đang dần phát huy trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân 4 vùng Mường (Bi - Vang - Thàng - Động) và được tôn vinh, quảng bá ở nhiều sự kiện văn hóa, hội diễn văn nghệ của địa phương, của tỉnh. Tỉnh đã lập và trình hồ sơ khoa học đề nghị Nhà nước ghi danh nghệ thuật hát thường rang, bộ mẹng dân tộc Mường là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.


Thành viên đến từ các câu lạc bộ giao lưu hát thường rang, bộ mẹng trong khuôn khổ chương trình phục dựng ngày hội sắc bùa chiêng Mường chúc Tết đầu xuân, hát dân ca lần đầu tiên tổ chức tại xã Thượng Cốc (Lạc Sơn).

Tháng 6/2023, bằng tâm huyết của những người trẻ và thành viên câu lạc bộ (CLB) Bốn Mường, xã Thượng Cốc (Lạc Sơn), một số CLB hát dân ca Mường, CLB thường rang, bộ mẹng dân tộc Mường ở vùng Mường Vang và Mường Bi đã quy tụ trong chương trình phục dựng ngày hội sắc bùa chiêng Mường chúc Tết đầu xuân, đàn ca tài tử cò ke ống sáo và hát đúm, hát thường rang, bộ mẹng dân ca dân tộc Mường. Cũng tại chương trình phục dựng đầy ý nghĩa này, các nghệ nhân, những người yêu thích dân ca Mường đã giao lưu, học hỏi, hiểu biết và thêm yêu những làn điệu thường rang, bộ mẹng mang nét đẹp văn hóa riêng có dân tộc Mường.

Có thực tế là trong khi hát đúm (hát đối đáp) tồn tại khá phổ biến thì hát thường rang, bộ mẹng có yếu tố mai một. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh số người hát được thường rang, bộ mẹng không còn nhiều. Qua kiểm đếm để xây dựng bộ hồ sơ đề nghị di sản văn hóa phi vật thể đối với hát thường rang, bộ mẹng, còn rất ít nghệ nhân, như các bà: Bùi Thị Miên ở xã Phong Phú, Bùi Thu Thảo ở xã Mỹ Hòa (Tân Lạc), Bạch Thị Đào ở xã Sơn Thủy (Kim Bôi), Quách Thị Lon ở xã Ân Nghĩa (Lạc Sơn) am hiểu và thể hiện đúng làn điệu thường rang, bộ mẹng. Toàn tỉnh duy trì hoạt động của nhiều CLB bảo tồn bản sắc văn hóa, CLB hát dân ca nhưng các thành viên thường biết hát đốinhiều hơn.

Theo nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Bùi Huy Vọng ở xã Hương Nhượng (Lạc Sơn), thường rang, bộ mẹng là 2 làn điệu dân ca Mường có điểm chung là diễn xướng theo lối hát - nói, ngâm - ngợi... có tính tự sự và đối đáp giữa 2 người, thường là giữa nam và nữ để thổ lộ tình cảm; đối nhau kể cho nhau về một sự kiện vui, buồn nào đó; hoặc đôi nam, nữ này hóa thân vào một câu chuyện cổ có các nhân vật trong đó để kể lại câu chuyện theo làn điệu của thường rang, bộ mẹng; có thể chỉ là một người hát kể tự sự về nỗi niềm cuộc sống của mình. Thường rang, bộ mẹng có giai điệu thiết tha, rất khó hát to, hát cao giọng, chỉ đủ cho người đối đáp hoặc người nghe trong không gian hẹp. Nhờ đó, được truyền tải tối đa tâm ý người hát tới bạn hát đối và người nghe, không có việc hát song ca, tốp ca càng không có đồng ca hát thường rang, bộ mẹng.

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Bùi Huy Vọng cũng nhấn mạnh: Thường rang, bộ mẹng chỉ được diễn xướng trong các ngày vui như đám cưới, mừng nhà mới, mừng thọ, đầu năm mới, ngày hội... Về không gian, địa điểm diễn xướng, người hát thường rang, bộ mẹng thường ngồi đối diện nhau qua mâm rượu, bàn uống nước hoặc xa hơn là gian trong hay gian ngoài trên nhà sàn. Đối tượng nghe cũng hạn hẹp trong ngôi nhà sàn. Trong các ngày hội làng, hội Mường, bà con thường trải chiếu, bày mâm rượu hay mâm trầu ngoài bãi cỏ, dưới gốc cây phía trước đền, đình cho các cặp nam - nữ, nam - nam, nữ - nữ ngồi đối diện hát với nhau. Người "cố vấn” giúp đặt lời hay giải đáp cho người hát có thể ngồi hoặc đứng xung quanh. Vì thế, mỗi cuộc hát thường rang, bộ mẹng thoạt nhìn bề ngoài có thể thấy rất đông người.

Những năm gần đây, tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường. Nhằm khích lệ người dân tham gia giữ gìn dân ca Mường, làn điệu thường rang, bộ mẹng trước nguy cơ mai một, các địa phương đang tích cực mở lớp và mời các nghệ nhân tham gia truyền dạy, thường xuyên tổ chức các hội diễn văn nghệ, giao lưu văn nghệ cụm xã, các CLB để các làn điệu dân ca như sắc bùa, hát đúm, thường rang bộ mẹng phổ biến hơn, làm phong phú đời sống tinh thần của người dân, giới thiệu bản sắc văn hóa tới du khách.


Bùi Minh

Các tin khác


Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục