Tối 4/12, tại TP Hồ Chí Minh đã diễn ra khai mạc Tuần lễ văn hóa, du lịch Điện Biên - Tây Bắc với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ đặc sắc. Đây là sự kiện chính nằm trong khuôn khổ Tuần lễ Du lịch TP Hồ Chí Minh lần thứ 3.


Từ 17 giờ, du khách đổ về phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1) để hòa mình vào không khí Tuần lễ văn hóa, du lịch Tây Bắc tại TP Hồ Chí Minh. 

Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cho biết, sự kiện này là nơi quy tụ, gặp gỡ của "những sắc màu văn hóa”, là cơ hội kết nối các sản phẩm văn hóa, du lịch, góp phần đẩy mạnh liên kết, phát triển du lịch Điện Biên - Tây Bắc với cả nước và quốc tế.

Đây còn là dịp để các tỉnh phát huy tiềm năng, thế mạnh, thu hút đầu tư, xây dựng các sản phẩm du lịch đặc sắc, tạo bước phát triển mới cho du lịch Điện Biên và Tây Bắc; góp phần củng cố, nâng cao sự liên kết, hợp tác giữa tỉnh Điện Biên - Tây Bắc và TP Hồ Chí Minh.

"TP Hồ Chí Minh là địa phương tiên phong trong các hoạt động liên kết phát triển du lịch với các tỉnh, trong đó có các tỉnh Tây Bắc. Chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch các tỉnh Tây Bắc và TP Hồ Chí Minh cũng đã có nhiều khởi sắc, góp phần bảo tồn văn hóa bản địa, tạo động lực cho tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các tỉnh. Thông qua dịp này, TP Hồ Chí Minh kỳ vọng các tỉnh tiếp tục đẩy mạnh hoạt động giao lưu, quảng bá du lịch, văn hóa để thu hút nguồn khách hai chiều từ các tỉnh Tây Bắc đến TP Hồ Chí Minh và ngược lại", ông Dương Anh Đức nói. 


Các nghệ sĩ biểu diễn tiết mục văn hóa, văn nghệ của vùng Tây Bắc trong lễ khai mạc tối 4/12.. 

Tuần văn hóa, du lịch Điện Biên - Tây Bắc tại TP Hồ Chí Minh có các hoạt động phong phú, đa dạng như: Trồng hoa ban tại thành phố Thủ Đức; hội nghị quảng bá, xúc tiến du lịch các tỉnh Tây Bắc và TP Hồ Chí Minh; chương trình nghệ thuật giao lưu với chủ đề: "Điện Biên, Tây Bắc - TP Hồ Chí Minh kết nối và phát triển"; chương trình "Sắc màu Sơn La - Tây Bắc”; chương trình diễu hành văn hóa đường phố với chủ đề "Điện Biên sắc màu hội tụ”; triển lãm ảnh "Từ chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 đến Đại thắng mùa Xuân năm 1975"…

Bên cạnh đó, du khách còn được hòa mình trong không gian văn hóa vùng cao; trải nghiệm văn hóa cộng đồng của dân tộc Thái, Mông, Dao; nghi lễ Tằng Cẩu của dân tộc Thái Sơn La và các hoạt động trưng bày, giới thiệu về văn hóa, du lịch, thương mại, nông nghiệp của tỉnh Điện Biên, Sơn La…


Người dân chăm chú xem những nét đẹp văn hóa tuyền thống của các dân tộc Tây Bắc. 


Mỗi gian hàng sẽ giới thiệu một đặc trưng của một tỉnh Tây Bắc. Trong ảnh là khu vực nhà sàn của đồng bào dân tộc Thái tại tỉnh Điện Biên. 


Những sản phẩm OCOP của các tỉnh Tây Bắc như: khô bò, chẳm chéo, măng khô, miến dong... cũng thu hút người dân mua sắm. 


Gian hàng của tỉnh Sơn La có tiết mục biểu diễn văn nghệ cũng thu hút du khách. 


Một cô gái Tây Bắc biểu diễn nghệ thuật dệt vải của dân tộc mình cho du khách chiêm ngưỡng.


Một nghệ nhân Tây Bắc khắc hoa văn lên những miếng vải để làm khăn, quần áo... 


Du khách nước ngoài cũng thích thú trải nghiệm văn hóa của người Tây Bắc tại TP Hồ Chí Minh. 



Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Tổng kết và trao giải cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc tỉnh Hòa Bình năm 2023

Ngày 1/12, Ban tổ chức cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2023 đã tổng kết và trao giải cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc tỉnh Hòa Bình năm 2023.

Thư viện cộng đồng thôn Ninh Nội - nâng cao văn hoá đọc cho người dân

Sau 1 năm đi vào hoạt động, mô hình thư viện cộng đồng tại thôn Ninh Nội, xã An Bình (Lạc Thuỷ) đã tạo nên một kênh thông tin hữu ích, là địa chỉ sinh hoạt văn hoá, tinh thần cho người dân trong thôn. Mô hình đã được UBND tỉnh công nhận là điển hình tiên tiến trong lĩnh vực văn hoá, đời sống xã hội của năm 2023.

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2023 kéo dài thêm 2 ngày

Ngày 25/11, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Đỗ Đình Hồng cho biết: Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2023 nhận được sự quan tâm của đông đảo người dân và du khách. Để đáp ứng nhu cầu tham quan và tham gia các hoạt động tại Lễ hội, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã điều chỉnh thời gian tổ chức, kéo dài thêm 2 ngày và kết thúc vào ngày 28/11.

Cuốn hút bản Mường Bích Trụ

Đến với bản Bích Trụ, xã Hòa Bình, thành phố Hòa Bình để cảm nhận về một bản Mường nơi lòng hồ non nước hữu tình, lòng người hiếu khách và giàu bản sắc văn hóa dân tộc.

Khám phá di tích hang xóm Trại ở Mường Vang

Cách đây gần 20 năm, tiến sĩ Nguyễn Văn Việt, Giám đốc Trung tâm tiền sử Đông Nam Á đã phát hiện dấu mòn đi lại tiền sử dài chừng 6m ở phía Nam cửa hang xóm Trại, xã Tân Lập (Lạc Sơn). Khi phát hiện, hệ thống các dấu mòn này nằm sâu 60 - 70 cm, có niên đại 8.000 - 9.000 năm, hiện trạng gần như nguyên vẹn.

Huyện Yên Thủy giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Huyện Yên Thủy hiện có 12 điểm di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, trong đó có 3 di tích cấp quốc gia là hang Chùa và chùa Hang (xã Yên Trị); hang nước động Thiên Tôn (xã Ngọc Lương); động Thiên Long (xã Lạc Lương) và 9 di tích cấp tỉnh. Trong những năm qua, huyện đã có nhiều giải pháp tích cực trong việc giữ gìn, phát huy các giá trị, di sản văn hoá vật thể và phi vật thể.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục