Tăng Thanh Hà, Đỗ Hải Yến, Dustin Nguyễn... đều có bộ sưu tập sẹo sau hai tháng làm nông dân ở Đồng Tháp Mười để đóng phim Cánh đồng bất tận.

Dustin Nguyễn và Đỗ Hải Yến trong phim Cánh đồng bất tận - Ảnh do BHD cung cấp

Xuôi về miền Tây, sau khi vượt qua gần 150km quốc lộ, xe rẽ vào một con đường đất đỏ gập ghềnh. Chốc chốc chiếc xe lại “nhảy chồm chồm” qua những dốc cầu cao. Một... hai... ba chiếc cầu... đến chiếc cầu thứ 13 thì xe dừng lại. Mọi người bảo nhau: “Ðến... cánh đồng bất tận rồi!”.

Ði qua những dòng kênh, con rạch với hai bên là rừng tràm, rừng cỏ lau hay những thửa ruộng, thỉnh thoảng là những doi đất cùng những chiếc chòi canh lẻ loi được dựng lên để làm bối cảnh quay phim, những hình dung về tâm sự “Có ai chờ chúng tôi trên những cánh đồng khơi?” của nhân vật Nương trong văn của Nguyễn Ngọc Tư dần hiện ra.

Một buổi sáng và một phút

Buổi sáng hôm ấy đoàn phim đang thực hiện cảnh quay về hồi ức đẹp của nhân vật Út Võ (người cha) khi lần đầu tiên gặp vợ. Nữ diễn viên Tăng Thanh Hà trong vai cô gái “có nụ cười làm sáng cả một khúc sông” đang đứng trên một chiếc cầu cụt với tâm trạng tuyệt vọng và ý định quyên sinh.

Cách đó không xa, nam diễn viên Dustin Nguyễn (vai Út Võ) ra sức làm quen, tiếp cận với cô gái. Trên hai chiếc sà lan gần đó là đông đảo nhân sự của đoàn phim. Cảnh quay này mỗi nhân vật chỉ thoại đúng ba câu, tương đương khoảng một phút ghi hình nhưng cả êkip đã phải làm việc cật lực từ sáng sớm đến tận trưa: quay đi quay lại, đánh sáng, di chuyển góc máy...

12 giờ trưa, nắng gắt, Tăng Thanh Hà xinh đẹp cứ leo lên leo xuống cây cầu cụt để nói đi nói lại mấy câu ngắn gọn. Thỉnh thoảng diễn viên đang ở đoạn cảm xúc cao trào thì đạo diễn hô “cắt” để... chờ tàu bè của dân địa phương đi qua.

Ðó gần như là “chuyện thường ngày” của đoàn phim này, thậm chí nhiều hôm cả đoàn đã sẵn sàng lên đường ra địa điểm quay mới thì phát hiện bèo đặc kín cả mặt sông, thuyền không thể di chuyển được. Thế là điệp khúc chờ tiếp diễn: chờ thuyền qua, chờ nước lên, chờ bèo trôi, chờ nắng đẹp...

Khởi quay từ ngày 26-11-2009, đoàn làm phim đã có gần hai tháng để quay một bộ phim dự kiến dài 90 phút. Nếu tính trung bình thì mỗi ngày cả êkip gần 70 người làm việc từ sáng đến khuya để quay được... một hoặc hai phút phim.

Đoàn phim trên đường ra phim trường quay những cảnh cuối cùng trước khi đóng máy ngày 11-1. Từ trái qua: đạo diễn Quang Bình, quay phim Nguyễn Tranh, diễn viên Dustin Nguyễn, Tăng Thanh Hà

Tập làm nông dân

Phần lớn thời gian quay, cả êkip đóng quân tại Mộc Hóa, Long An. Ở riết nơi vùng sông nước, thời gian được mọi người tính bằng... con trăng, nhìn trăng để xem mực nước lên xuống. Thường xuyên ngâm mình trong nước phèn hàng giờ để thực hiện những cảnh quay sông nước (chiếm đến 90% các cảnh quay trong phim), mọi người đã quen miệng động viên nhau: “Thôi ráng sống chung với lũ cho hết... con trăng này!”.

Ngay cả những “diễn viên vịt” mà đoàn phim nuôi trước đó (hơn 500 con) cũng ngán thứ nước chua mặn của vùng này nên đã lần lượt “hi sinh vì nghệ thuật” đến hơn nửa đàn sau những ngày miệt mài đóng phim. Số còn lại sau khi hoàn thành vai diễn thì cũng... suy dinh dưỡng và loạn thị!

Ðoàn phim cũng kỳ công... trồng cả một đồng lúa để phục vụ một cảnh quay trong kịch bản. Thế là một vụ lúa 75 ngày được gieo hạt trên một cánh đồng gần phim trường trước ngày khởi quay hai tuần. Tuy nhiên đến thời điểm thích hợp để quay không hiểu sao lúa... không chín! Thế là cả đoàn đành phải khăn gói sang cánh đồng “hàng xóm” quay nhờ.

Từ một diễn viên Việt kiều Mỹ được biết đến với những vai diễn hành động, Dustin Nguyễn đã chăm chỉ học những công việc thường ngày của một người đàn ông miền Tây: lái thuyền, làm mộc, quăng lưới, lặn sông, bắt cá, dựng nhà, lùa vịt… - những việc mà trước đây anh chưa bao giờ đụng tới. Nhưng trong số những điều phải học, “khó nhất là học... đánh phụ nữ” - Dustin Nguyễn kể.

Ðối với Ðỗ Hải Yến thì phần lớn thời gian đóng phim của cô là… tắm sình và giẫm gai, đến nỗi nhân viên hóa trang của đoàn phim càng về sau càng không phải “động tay động chân nhiều” với Yến vì những vết thương trên người cô đã quá thật. Còn diễn viên trẻ Võ Thanh Hòa bộc bạch: “Ðể vào vai Ðiền, tôi phải học cách trèo cây sao cho thoăn thoắt, bắt rắn sao cho gọn gàng, đi trên bờ ruộng sao cho “bẹp bẹp” như người miền Tây, và học cả cách trải qua tuổi dậy thì phức tạp và cô đơn trên những cánh đồng không người…

Khi thành Ðiền, khi thiếu sự giao tiếp tối thiểu và bình thường, tôi gần như phát hoảng vì bỗng nhiên phát hiện mình cũng có thể nói chuyện với con vịt mù, và tôi mới hiểu được vì sao thế giới của cậu ấy trở nên day dứt và đầy ẩn ức đến thế!”.

Hầu hết mọi người trong đoàn phim đều thừa nhận đây là bộ phim vất vả nhất mà họ từng tham gia khi ai cũng có hẳn một “bộ sưu tập” sẹo toàn thân sau hai tháng vất vả tại phim trường. 

                                                                               Theo Báo Tuoitre

Các tin khác


Công đoàn Trường THPT Công Nghiệp: Điểm sáng phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao

Công đoàn Trường THPT Công Nghiệp (TP Hòa Bình) là một trong những công đoàn cơ sở tiêu biểu trong phong trào văn hóa, văn nghệ (VHVN), thể dục thể thao (TDTT) tại cơ sở. Với việc đổi mới nội dung, hình thức hoạt động đã thu hút đông đảo cán bộ, giáo viên (CBGV), người lao động và học sinh tích cực tham gia.

Phố Hữu Nghị: Điển hình xây dựng nếp sống văn hóa, khu dân cư văn hoá

So với các khu dân cư (KDC) trên địa bàn thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn), phố Hữu Nghị có thành tích nổi trội hơn trong thực hiện phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá (TDĐKXDĐSVH). Quá trình phấn đấu, phố có nhiều năm liên tục đạt danh hiệu KDC văn hoá, tỷ lệ gia đình văn hoá hàng năm đạt 99% trở lên, năm 2023 đạt 99,4%.

Thắp sáng phong trào văn hoá văn nghệ ở trung tâm thành phố Hoà Bình

Xem một chương trình văn nghệ cấp phường được Ủy ban MTTQ và các đoàn thể phường Phương Lâm, thành phố Hòa Bình tổ chức trên tuyến phố đi bộ - đường đê Đà Giang nhiều người ngỡ đó là sự kiện văn hóa cấp thành phố. Bởi chương trình biểu diễn được chuẩn bị công phu, đảm bảo yếu tố nghệ thuật, thời lượng… và thu hút đông đảo người xem, cổ vũ.

Đặc sắc Liên hoan Nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang tỉnh

Vừa qua, Liên hoan Nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024 được tổ chức thành công. Các đoàn nghệ thuật quần chúng đã thể hiện những chương trình nghệ thuật đặc sắc, để lại ấn tượng mạnh mẽ, thu hút sự quan tâm của công chúng.

Khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên lần thứ 10 năm 2024-khu vực 2

Tối 20/5, tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, Tổng cục Chính trị Bộ Quốc phòng phối hợp Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Bộ Công An, Bộ Giáo dục và Đào tạo và tỉnh Gia Lai tổ chức Khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên lần thứ 10 năm 2024-khu vực 2.

Tôn vinh nhiều tác phẩm âm nhạc ''Bài ca Điện Biên''

Tối 19/5, tại thành phố Điện Biên Phủ, Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ tổng kết, trao giải thưởng tháng âm nhạc "Bài ca Điện Biên”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục