6 năm xuất hiện tại Việt Nam, trò chơi điện tử trực tuyến - game online (GO) đã dần trở thành một xã hội ảo có tầm ảnh hưởng lớn đến đời sống thật của nhiều người dân, trong đó chủ yếu là giới trẻ. Với số lượng người trực tiếp chơi, gián tiếp chịu ảnh hưởng ngày càng tăng, xã hội ảo của GO đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến cuộc sống.

 

  • Những cột mốc của “văn hóa” GO

Nhắc đến GO ở Việt Nam, người ta hay chú ý đến hai cái tên là MU, trò chơi đầu tiên giúp các game thủ Việt biết đến GO và Võ lâm truyền kỳ (VLTK), trò chơi tạo nên cộng đồng GO phát triển. Trong đó, ảnh hưởng của VLTK rõ ràng rất đặc biệt trong việc xây dựng văn hóa trên game.

Nếu nói về ảnh hưởng văn hóa đến người chơi game, nhất là các game thủ trẻ tuổi, VLTK đã để lại hai dấu ấn quan trọng.

Đầu tiên là xây dựng giá trị thật của những sản phẩm ảo. Những món tiền được chi cho việc mua sản phẩm trong GO VLTK lên đến trên 100 triệu đồng lúc đó được cho là hành động điên rồ và gây tranh cãi dữ dội tại các diễn đàn dành cho giới trẻ. 6 năm sau, số tiền game thủ chi cho GO đã lên đến mức khó tin. Như trong trò chơi Kiếm thế (vừa ra mắt đầu năm 2010), có game thủ đã chi đến 1,5 tỷ đồng. Không những thế, cách chi tiền cũng gây bàng hoàng khi game thủ này bỏ ra hàng trăm triệu đồng để nâng cấp một vật phẩm, sau đó lại hạ cấp nhằm kiếm điểm thưởng.

Song song với game thủ chi tiền trong GO là các game thủ kiếm tiền từ GO. Xuất hiện cả một thị trường cung cấp các vật phẩm ảo trong game cho những ai có nhu cầu. Các game thủ nhất là những game thủ trẻ tuổi còn đang ngồi trên ghế học đường đột nhiên phát hiện ra một cách kiếm tiền dễ dàng và hiệu quả.

Những thanh niên chìm đắm với game online tại một tiệm net.

Dấu ấn thứ hai mà VLTK đem lại là văn hóa giao tiếp trong game. Trước đó, với việc chơi game offline (không nối mạng), văn hóa giao tiếp trong game hoàn toàn không tồn tại. Khi GO bùng nổ, các game thủ nhất là giới trẻ đặt chân vào một môi trường xã hội vừa có tính kết nối mạnh mẽ lại vừa rất mỏng manh trong các ràng buộc. Người chơi, ẩn sau những nickname (bí danh) hoàn toàn có thể hành động, phát ngôn những điều mà trong cuộc sống thực không thể hoặc không dám làm. Từ đó người ta kêu gọi xây dựng một “Môi trường chơi game trong sạch, lành mạnh” với sự tham dự của tất cả các nhà phát hành GO trong nước vào năm 2009. Đã có đến 50.000 tài khoản GO bị xóa do có hành vi thiếu văn hóa, phá hoại cộng đồng chơi game.

  • Đâu là nét văn hóa?

GO ban đầu chỉ là một trò chơi như mọi trò chơi khác, nhưng chính hai dấu ấn văn hóa trên đã làm thay đổi mọi chuyện và GO tại Việt Nam hiện nay không còn thuần túy một trò chơi mà đã trở thành hiện tượng xã hội với những vấn đề riêng. GO cũng trở thành công cụ kết nối hữu hiệu của giới trẻ, những cuộc hội họp bang hội trong game quy tụ cả trăm bạn trẻ tham gia ồn ào, những cuộc tỉ thí với hàng ngàn khán giả trẻ là minh chứng của sự kết nối này.

GO còn trở thành một nơi sinh hoạt cộng đồng, ở đó các game thủ có thể học được những bài học về làm việc theo nhóm (teamwork) trong các cuộc săn các vật phẩm trong game. bài học quản lý khi lãnh đạo những tập thể hoặc bang hội lớn với cả ngàn vấn đề như chia chiến lợi phẩm, phân phối công cụ hỗ trợ, trả lương, bố trí công việc, giải quyết kiện cáo tranh chấp… Đây là những bài học thực tiễn đầy hiệu quả mà một người trẻ không dễ học được trong cuộc sống thực.

Nghiện game online để lại những hậu quả xấu.

Thế nhưng, nếu văn hóa giao tiếp trong game được cải thiện thì việc chi nhiều tiền trong game, việc kiếm tiền trong game đã dần dần khiến GO chịu nhiều điều tiếng xấu. Những vụ lừa đảo trong game xuất hiện và ngày càng trở nên tinh vi, xảo quyệt. Việc chi tiền để chơi game trở nên trầm trọng. Để giành giật những danh hiệu nổi tiếng trong game, các game thủ không ngần ngại chi đến hàng tỷ đồng. Xuất hiện trên báo chí là những câu chuyện về game thủ chơi miệt mài ngày đêm đến nỗi kiệt sức phải cấp cứu, những vụ trộm cắp thậm chí giết người để lấy tiền chơi game, những cuộc đánh nhau để trả thù các va chạm ngoài đời do lừa đảo trong game…

Hình ảnh của GO dần dần trở nên xấu đi đến mức nhà nước phải đề ra những biện pháp để ngăn chặn việc quá sa đà vào game như giới hạn giờ chơi trước đây và dự kiến cấm chơi sau 22 giờ trong dự thảo sắp tới.

Còn bản thân các nhà phát hành, những người trực tiếp quản lý GO dĩ nhiên mong muốn loại bỏ những cái xấu để GO phát triển ổn định mang lại lợi nhuận cao. Nhưng trên thực tế, việc này không đơn giản, sự kiện Công ty Asiasoft xóa sổ hơn 17.000 tài khoản trong trò chơi Cabal nhằm làm trong sạch trò chơi này từng được xem là một cú sốc lớn của thị trường GO trong nước.

Kết quả, Cabal - một trong những GO được đánh giá rất cao, đã suy sụp không gượng nổi sau lần xóa tài khoản này và đến đầu năm 2010, Cabal chính thức đóng cửa. Sau Cabal, một số nhà phát hành khác cũng có hành động tương tự như VTC Game xóa 15.000 tài khoản trò chơi Audition và 17.000 tài khoản của GO Đột kích. Có điều, bài học Cabal khiến các đơn vị đều chùn tay và bên cạnh việc xóa tài khoản luôn có các hành động xoa dịu khách hàng, thậm chí còn tiếp tay cho game thủ lách luật.

                                                                    Theo Báo SGGP

 

Các tin khác


Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục