Thanh Lam - ca sĩ tự do đầu tiên được tặng danh hiệu NSƯT năm 2007.

Thanh Lam - ca sĩ tự do đầu tiên được tặng danh hiệu NSƯT năm 2007.

Bộ trưởng Bộ VHTTDL vừa ký ban hành thông tư "Quy định chi tiết về tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục hồ sơ xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú" (sau đây gọi tắt là thông tư 06).

 

So với bản dự thảo lần thứ VII được hoàn thiện cách đây hơn 1 năm, thông tư này đã thể hiện sự  cởi mở hơn về những quy định đối với các nghệ sĩ trong diện xét tặng, đặc biệt là với các nghệ sĩ tự do.

Tiêu chuẩn đã thực tế hơn…

Một trong những vấn đề gây nhiều tranh cãi nhất của các bản quy định từ trước cũng như các bản dự thảo quy định sau này, đó là việc xét tặng danh hiệu cho các nghệ sĩ tự do, bởi họ không nằm trong đối tượng xét tặng danh hiệu, mặc dù trong mục tiêu chuẩn có nhắc đến (các nghệ sĩ, nghệ nhân không thuộc đơn vị nghệ thuật công lập phải thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước). Thông tư  06  đã nói rõ đối tượng được xét tặng là “Nghệ sĩ hoạt động tại các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp công lập, ngoài công lập, nghệ sĩ tự do, nghệ nhân biểu diễn nghệ thuật truyền thống”.

Phần quy trình xét phong tặng, thay vì các nghệ sĩ tự do phải tự đi đăng ký xét duyệt hồ sơ tại sở VHTTDL, nơi họ sinh sống,  thì theo quy định mới: “Các sở VHTTDL có trách nhiệm phối hợp với hội VHNT địa phương giới thiệu, tôn vinh và hướng dẫn hồ sơ cho đối tượng là nghệ sĩ tự do...”.  Cũng chính vì các nghệ sĩ đã được vào hàng ngũ “chính danh”, nên những tiêu chuẩn  cứng nhắc về hành chính như: Liên tục 5 năm đạt danh hiệu lao động tiên tiến liền kề với năm xét tặng danh hiệu; phải có 1 giải thưởng của 2 năm liền kề với năm xét tặng danh hiệu... đã được xoá bỏ.

Bên cạnh đó, tiêu chuẩn để xét tặng danh hiệu cũng thoáng hơn.  Ngoài những tiêu chuẩn về đạo đức, thì thời gian cống hiến, số lượng huy chương bắt buộc phải có cũng đã giảm hơn: Quy trình xét tặng cũng chỉ còn 3 cấp (cấp cơ sở; cấp bộ, ngành, tỉnh và cấp nhà nước), thay vì 4-5 cấp như những quy định trước đây.

… nhưng nhiều băn khoăn vẫn còn đó

Một điểm tương đối mới ở thông tư 06 là quy định giải vàng quốc gia là giải Bông sen Vàng (của LHP quốc gia làm chuẩn) và giải Huy chương Vàng (của Hội diễn Nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quốc làm chuẩn). Các giải vàng, của các liên hoan, hội diễn khác thì tùy thuộc hội đồng xét giải các cấp quy đổi. Như vậy, có thể hiểu, đối với các giải vàng, giải bạc của LH phim truyền hình (chẳng hạn), được tổ chức hằng năm,  còn phải chờ quy đổi xem có thực sự đạt tiêu chuẩn vàng quốc gia?

Qua 6 lần xét tặng, hiện VN có:
- 191 NSND (trong đó có 44 nữ);
- 1.580 NSƯT (trong đó có 524 nữ). 

Theo  quy định trên, mặc dù  số lượng giải vàng, giải bạc chỉ là 1 trong 5 tiêu chuẩn, nhưng nó là tiêu chuẩn chính duy nhất để xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT. Trong khi đó, đối với các nghệ sĩ tự do, các nghệ sĩ hoạt động ngoài đơn vị công lập thì cơ hội tham gia các kỳ hội diễn, liên hoan để giành giải là rất ít. Hơn nữa, các nghệ sĩ công lập được đoàn cử đi bằng ngân sách, còn nghệ sĩ của các đoàn ngoài công lập, các nghệ sĩ tự do phải tự túc kinh phí, tự lo thủ tục... Bên cạnh đó,  việc sắp xếp thời gian để tham gia các kỳ liên hoan đó cũng không dễ gì. Ấy là chưa kể có những kỳ liên hoan, hội diễn quy định chỉ có các đoàn nghệ thuật công lập được tham gia.

Một băn khoăn nữa cũng được nhiều người quan tâm và đóng góp ý kiến nhưng chưa được điều chỉnh ở thông tư 06: Đó là việc áp dụng tiêu chuẩn chung (về số lượng giải thưởng, thời gian công tác) cho các loại hình nghệ thuật là điều bất hợp lý. Ví dụ: Tiêu chuẩn về thời gian hoạt động và thành tích của nghệ sĩ múa cũng bằng các nghệ sĩ ở loại hình khác là không thực tế vì ai cũng biết là cuộc đời hoạt động của một nghệ sĩ múa chỉ kéo dài chừng chục năm, ấy là chưa kể nghệ sĩ múa ballet - VN chưa có giải thưởng nào dành cho bộ môn nghệ thuật này.

Một thành viên ban soạn thảo cho biết: “Luật Thi đua - Khen thưởng chỉ quy định nghệ sĩ xiếc thuộc loại hình hoạt động đặc thù riêng”, do vậy thông tư quy định thời gian công tác là 15 năm (đối với NSND) và 10 năm (đối với NSƯT) -  ít hơn 5 năm đối với các nghệ sĩ hoạt động trong các lĩnh vực nghệ thuật khác... Cũng bởi khó có tiêu chuẩn chung như vậy nên đã có ý kiến cho rằng, cần phải có phụ lục hướng dẫn kèm theo cho từng bộ môn nghệ thuật, nhưng thông tư 06 không thể hiện điều này.

Thông tư 06 có hiệu lực thi hành từ 30.8.2010, thay thế cho thông tư số 24/2007/TT-BVHTT và quy định: Danh hiệu NSND, NSƯT  được xét và công bố 2 năm/lần vào dịp Quốc khánh 2.9. Theo kế hoạch thì năm 2010 sẽ là năm xét tặng danh hiệu lần thứ bảy.

                                                                                  Theo Báo NLĐ

Các tin khác


Mãn nhãn với màn pháo hoa mừng ngày thống nhất đất nước

Tối 30/4, hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để vui chơi và xem màn bắn pháo hoa mừng 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục